Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

20 món ăn vặt tuổi thơ

Kem que, kẹo bông, kẹo kéo hay mì tôm trẻ em… những món ăn vặt khiến các 8x, 9x đời đầu ước ao có một vé trở vể tuổi thơ để ăn cho thỏa nỗi nhớ.

Kẹo bông

Ngày còn được mẹ đưa đến lớp, cây kẹo bông là thứ quà xa xỉ. Với chiếc máy nhỏ nhắn nằm gọn sau xe đạp, làm từ miếng tôn bo tròn, bác bán kẹo chỉ huơ chiếc “đũa thần” trong đó một loáng là được cả cây kẹo to. Và những dải đường mịn bám lấy thanh tre khi ấy là cả bầu trời tuổi thơ kì ảo của biết bao thế hệ 8x – 9x.

Kem mút

Những năm 1990 đổ về trước, các thức quà bánh còn chưa nhiều, thế nên những cây kem mát lạnh đựng trong chiếc thùng xốp cũ kĩ của bác bán kem đi rong luôn là mơ ước của mọi đứa trẻ. Cắn từng miếng kem nhỏ, nghe vị ngọt tan trong miệng quả là niềm mơ ước của bất cứ đứa trẻ nào, cho dù thứ kem ấy chỉ là nước lã, chút đường, sữa, phẩm màu pha loãng.

Xe kem mút thần thánh của tuổi thơ.

Những chiếc kem cứng như đá là món quà trong mơ của mọi đứa trẻ.
Sữa chua bịch
Gắn liền với tuổi thơ của thế hệ từ tận 6x đến 8x. Kem sữa chua bịch chỉ là sữa chua pha loãng được cho vào bịch nilon nhỏ đến khi đóng cứng như đá sẽ mang ra bán để giải khát. Khi ăn, sẽ cắn từ một góc đáy bịch để tạo lỗ rồi cứ ăn dần dần lên đến hết. Món ăn tuổi thơ ấy thực ra rất cứng nhưng có hề gì khi nhờ vậy là công cuộc ăn quà vặt được kéo dài hơn hẳn.

Sau này ngoài sữa chua túi còn có sữa chua hũ nhựa cũng chung thành phần và rất nhiều đá.
Quế
Nhiều bạn trẻ ngày nay chắc hẳn không thể nghĩ rằng quế cay lại là một quà vặt không thể thiếu đối với teen thế hệ trước. Chỉ 100, 200 đồng tiền quế là đã có thể nhâm nhi được cả buổi rồi.

 

Kẹo cao su

Các loại kẹo cao su được các 8x, 9x đời đầu ưa thích có thể kể đến như kẹo quả dưa, kẹo con vẹt, kẹo hương quế và cuối cùng là Big Babol thần thánh với slogan “thổi to, trúng lớn”. Cái thú nhai kẹo rồi thi nhau thổi bong bóng xem đứa nào thổi được to hơn đã trở thành một phần kí ức ngọt lịm của nhiều người.

Những viên kẹo cao su sọc dưa xanh đỏ vô cùng bắt mắt.

Kẹo cao su con vẹt “huyền thoại”.

Kẹo cao su thổi Big Babol đã từng có một thời “làm mưa, làm gió”…

Không chỉ mê kẹo, những đứa trẻ còn tít mắt bởi những tấm hình ngộ nghĩnh có trong Big Babol.
Kẹo mút
Kẹo mút thần thánh của tuổi ấu thơ ngày xưa thần thánh lắm, tí kẹo cứng phủ phẩm đỏ, cán kẹo bằng nhựa với hình hình thỏ, mèo, đao, kiếm vui mắt. Ăn thứ kẹo mút ấy bạn cứ “xác định” là đỏ lòm hết mồm đi, nhưng cái cảm giác mút kẹo qua loa rồi cắn vỡ kẹo để lấy cái que ra làm đồ chơi với thú vị làm sao.

Mì tôm trẻ em
Chẳng cổng trường nào mà lại không bán món mì tôm thần thánh này. Chút mì tôm vụn bóp với gia vị mì giòn giòn, mặn mặn đủ khiến mọi đứa trẻ mê tít và dành dụm tiền triệt để để có thể mua mì nhấm nháp lúc giờ ra chơi.


Mỳ tôm trẻ em…

Thạch

Thạch của ngày xưa chẳng nhiều vị mà cũng chẳng nhiều loại như bây giờ. Dù được đóng trong những chiếc vỏ trái cây khác nhau khi chúng cũng chỉ có duy nhất vị chua chua, ngọt ngọt mà thôi, thế nhưng trẻ con thời ấy đứa nào, đứa nấy đều thi nhau căn cắn, mút mút đầy say mê.

Thạch mút…

Kẹo C và ô mai đất 

Kẹo C trái tim được xem là món quà vặt cao cấp hồi đó. Mỗi lần được mua là một lần đếm từng viên, tự hứa ăn thật dè, nhưng cái miệng thèm thuồng lại cứ “tắc lẻm”, để rồi công cuộc để dành chưa kịp hình thành đã vội thất bại.

Có thể điểm danh những món ăn vặt thân quen…

Như viên C ngậm hình trái tim…
Ô mai đất
Gói ô mai đất hay còn gọi là ô mai xí muội hay ô mai “cứt chuột” cũng là món quà tuổi thơ bá đạo của thế hệ 8x. Vị chua chua, ngọt ngọt cộng thêm yếu tố rẻ tiền khiến món này vô cùng được ưa chuộng, đặc biệt là với phe “con gái”.

Hay gói ô mai đất (ô mai xí muội hay ô mai “cứt chuột”).
Kẹo kéo
Nhiều đứa trẻ ngày ấy rất mong nhà có người đứt dép, hay có lông gà, lông vịt để đi đổi kẹo kéo. Người bán kẹo sẽ lấy chiếc que gỗ, quấn chút mạch nha dẻo quẹo vào 2 đầu que. Trông thì tưởng ít mà ăn thì mãi không hết.

Kẹo mạch nha.

Philatop
Thực ra philatop là thuốc nhưng vì nó quá ngon, quá ngọt nên đối với trẻ con xưa mà nói, philatop chẳng khác nào món quà đáng mơ ước. Nếu không phải đang ốm, cần được bồi dưỡng, điều kiện để được thưởng thức món này sẽ là ngoan, chăm học hay không được trốn ngủ trưa đi chơi.
Kẹo trái cây bột
Mấy hũ bột nho nhỏ to hơn ngón chân cái chút xíu bên trong có chứa bột trái cây đủ mùi là món khoái khẩu của bạn nào lúc bé nè?

Các loại bỏng
Sẽ là vô cùng thiếu sót nếu ta không nhắc đến các loại bỏng, bỏng có mọi nơi từ nông thôn đến thành thị, chỉ vài trăm đồng con là lũ trẻ đã có thể nhấm nháp bỏng gạo, bỏng ống hay bánh quế thơm thơm, giòn rụm.

Đây được coi là thứ quà bình dân.

Có thể mua hoặc tự mang gạo đi nổ.

Có ai còn nhớ món bỏng đường?

Ngày nay không dễ để tìm món bánh quế này.
Bim bim
Ngày ấy bim bim chưa nhiều và luôn được xếp vào hàng những món quà “sang chảnh”. Bim bim cua, bim bim tôm hay sang hơn là bim bim Thái luôn khiến những đứa trẻ phải thèm thuồng.

Bim bim tôm.

Bim bim cua.

Bim bim Thái.
Bánh đa kê
Bánh đa kê là món quà vặt đã gắn bó với biết bao thế hệ người Việt. Chỉ là miếng bánh đa phết chút kê nấu nhuyễn, thêm chút đường nhưng vị thơm, bùi của nó lại trở thành nỗi nhớ với nhiều người khi gắn liền với những buổi háo hức chờ mẹ cho quà lúc đi chợ về.

Hiện chẳng còn nhiều người bán bánh đa kê.
Bò khô trước cổng trường
Vị mặn, ngọt, cay của món thịt bò khô bán trước cổng trường cũng trở thành món ăn gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Chỉ 300, 500 đồng/ gói cũng đủ để lũ trẻ lai rai trong giờ ra chơi hay thậm thụt chia cho đứa ngồi cạnh để vừa học, vừa lén ăn quà. Có lẽ vì thế là những gói bò khô ấy trở thành món ăn thần thánh không thể quên của bất cứ ai 7x, 8x hay 9x đời đầu nào.

500 đồng một gói bò khô.
Kẹo dẻo
Hộp tròn tròn chứa mấy hạt kẻo dẻo khi lắc lên nghe lọc xọc là món khoái khẩu mà các 8X – 9X bây giờ nghĩ lại vẫn thòm thèm. Ngày xưa, một hộp thế này chỉ có 500 đồng thôi.

Sinh tố que
Sinh tố que với đủ hương được làm từ nước si rô đông đá. Đây chính là món ăn khiến teen Sài thành chẳng ngại mút chùn chụt giữa chốn đông người.

 Theo Trí Thức Trẻ.

Tìm hiểu “ÔNG GIÀ BA TRI”

*Miền Nam có thành ngữ “Ông Già Ba Tri” để chỉ mấy ông già gân, hổng ngán gì hết ! nhưng  không mấy người biết chuyện Ông Già Ba Tri Ông...

Một cái nhìn về nghệ thuật thư pháp Việt thời hiện đại

Trong những năm gần đây, ở nhiều nơi trên khắp đất nước, “thư pháp chữ Việt” “thư pháp Quốc ngữ” (chữ Latinh) đã bắt đầu khởi sắc và trở thành...

Trương Vĩnh Ký viết về việc người An Nam từ chối nhập quốc tịch Pháp

Bài này đăng phóng ảnh một bức thư 18 trang thủ bút của ông Trương Vĩnh Ký gửi cho đại biểu Blancsubé, về việc ông từ chối vào quốc tịch...

Gia Đình Vua Hàm Nghi

Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi...

Vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940

Khám phá nét độc đáo của vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940 qua loạt ảnh do người Pháp thực hiện. Xe bán bánh của người Hoa trên đường...

Ảnh thiếu nữ áo dài Huế xưa trên xe đạp

Cùng ngắm những hình ảnh trẻ trung, duyên dáng của thiếu nữ áo dài Huế trên xe đạp do John Dominis, nhiếp ảnh gia của tạp chí Life thực hiện...

Bánh Mì và hơn 14.000 năm lịch sử

Bánh mì và hơn 14.000 năm lịch sử Các loại bánh mì hiện nay. Hương vị chiếc bánh mì pa-tê kẹp thịt đậm đà, chua chua ngọt ngọt của Việt...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 3 – Mở tiệc lớn để thêm vi cánh Ông Hội đồng vui vẻ mở hầu bao

Rước Cậu Ba về tới nhà ông Hội đồng bàn ngay cuộc lễ tiệc, trước cúng ông bà, sau đãi thân bằng quyến thuộc. Ông giao việc này cho bà...

Khác biệt trong việc cài khuy áo

Chiếc áo sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đố bạn tìm ra điểm khác biệt...

Chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn Vũ 2020 trị giá 5 triệu đô

Chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn Vũ 2020 được chế tác tinh xảo với 1.725 viên kim cương trắng và ba viên kim cương màu vàng hoàng yến, trị giá...

Ngôi chùa có tượng Phật giữ kỷ lục Việt Nam ở Nha Trang

Chùa Long Sơn có tuổi đời hơn trăm năm, sở hữu bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam. Chùa Long Sơn hay còn gọi là Phật trắng, Đằng...

Bản lĩnh người Giao Chỉ khiến vua Hán phải bội phục

Từ thời Giao Chỉ còn phải lệ thuộc vào phương Bắc cho đến khi giành được độc lập và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, rồi Đại...

Exit mobile version