Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

7 món ăn kỳ lạ của người Nhật

Người Nhật nổi tiếng với nhiều sáng tạo độc đáo. Nền ẩm thực của quốc gia này cũng không thiếu những món ăn có một không hai.
7 mon an ky la cua nguoi Nhat hinh anh 1 5e75c8c6a2ccc.png

1. Natto: Đây là món ăn dân dã và thường có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Nhật Bản. Natto được làm từ loại đậu nành lên men không qua chế biến nên có hàm lượng đạm, vitamin và chất dinh dưỡng cao. Dù có lợi ích cho sức khỏe, kết cấu dính, nhầy nhụa cùng mùi “hôi” đặc trưng của món ăn này khiến không ít người phải lắc đầu từ chối. Ảnh: Imagenavi.

7 mon an ky la cua nguoi Nhat hinh anh 2 Chocolate_Ramen_Tokyo_Weekender.jpg

2. Mì ramen chocolate: Mì ramen truyền thống với nước hầm từ xương, thịt đã quá quen thuộc nên người Nhật sáng tạo ra hương vị mới từ chocolate. Món ăn này chỉ phục vụ duy nhất vào dịp Valentine. Mì ramen vẫn giữ nguyên cách chế biến thông thường nhưng phần nước dùng được thay bằng chocolate cùng hành lá, thịt lợn và vụn chocolate. Ảnh: Tokyoweekender.

7 mon an ky la cua nguoi Nhat hinh anh 3 5e75eea6711cc.png

3. Shirako: Dù nhìn vẻ ngoài món ăn này khá giống sốt mayonnaise, đây thực chất là tinh hoàn của cá. Được phục vụ ăn kèm cùng cơm, chiên bằng tempura, hoặc làm topping của bánh custard, Shirako trở thành một món ăn nổi tiếng tại Nhật Bản. Món ăn có kết cấu mềm mại, bổ dưỡng và mang đến hương vị dịu nhẹ. Ảnh: Daj.

4. Lá phong chiên: Tempura Momiji (lá phong chiên bột) là món ăn độc đáo ở Nhật Bản mà các du khách tới đây không nên bỏ qua. Những chiếc lá phong vàng được lựa chọn kỹ càng rồi ủ muối đến tận một năm sau mới đem ra tẩm bột rồi chiên trong chảo nóng. Màu bánh vàng ruộm, vỏ giòn tan cùng vị mặn ngọt tinh tế bên trong giúp món ăn đường phố này được nhiều người ưa thích. Ảnh: Giadinhmoi.

5. Bia mù tạt: Bia Wasabi là sự kết hợp đầy sáng tạo giữa bia và mù tạt Nhật Bản. Do đó, thức uống này vừa có vị ngọt, đắng của bia vừa có vị cay nồng của mù tạt. Nếu ai muốn nếm thử hương vị độc đáo này, nông trại mù tạt Daio ở tỉnh Nagano sẽ là điểm đến phù hợp. Ảnh: Twoflannels_onetrip.

6. Yakisoba Pan hay bánh mì nhân mì sợi lại là món ăn nổi tiếng tại xứ sở mặt trời mọc. Yakisoba nghĩa là mì soba xào cùng bắp cải, hành tây, gia vị kết hợp cùng pan – loại bánh mì mềm. Tùy vào sở thích, bạn có thể cho thêm vào món ăn này chút rau mùi, xúc xích, hạt mè, gừng hay sốt mayonnaise để thêm đậm vị. Ảnh: Crezalyn.

7. Shirouo no Odorigui: Đây là món cá non trong suốt nổi tiếng ở Nhật Bản. Điểm đặc biệt của món ăn này là không cần phải trải qua bất kỳ công đoạn chế biến nào. Người thưởng thức sẽ “ăn tươi nuốt sống” những con cá đang còn tung tăng. Cảm giác cá sống nhúng nhảy trong miệng sẽ mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên cho các thực khách. Ảnh: Getty.

Từ “Lễ cầu khéo tay” biến thành “Ngày lễ tình nhân”

Hồi nhỏ, cứ vào ngày Lễ Thất tịch thì ai cũng có dịp được nghe mẹ và bà kể câu chuyện thần thoại về Ngưu Lang và Chức Nữ. Tuy...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng đất Nam Bộ

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với một cuộc tình của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras và thiếu gia người Hoa Huỳnh...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương sáu: Chấm thi

Phép chấm thi thay đổi tùy thời, nhưng không ngoài mục đích kén chọn người một cách công bằng, thích đáng. Thời Nguyễn, để tránh gian lận tư túi, quyển...

Ảnh độc về nội thất Dinh Độc Lập đầu thế kỷ 20

Khám phá nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp. Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

“Cửu Long Giang” – Ai đã đặt tên cho dòng sông nầy?

Diện mạo Cửu Long Giang Sông Cửu Long, mà quốc tế gọi là sông Mekong, là con sông lớn vào hàng thứ 7 của châu Á, hàng thứ 12 của...

Tham tri Phạm Thế Hiển (…1861)

Vào cuối xuân năm Tân Dậu (1861) tức là năm thứ mười bốn triều vua Tự Đức, cách đây chín mươi bảy năm Tham tri Bộ Binh Phạm Thế Hiển...

Tánh tài tử trong con người Nam kỳ

Hán văn, chữ 才子 (tài tử) là học trò giỏi, sau hiểu là những bực kỳ tài trong thiên hạ. Đờn ca tài tử Nam Kỳ có những vị tổ rất “lãng...

Mùa hạ năm ấy

Mùa hạ ấy, đã xa lắc tự thuở nào, tôi từng thương một chàng trai hiền lắm, cũng chẳng biết căn nhà cậu sống, chỉ loáng thoáng vẽ những nghĩ...

Gia Long – Nguyễn Phúc Ánh – Vị vua khai lập triều Nguyễn

Gia Long (chữ Hán: 嘉隆; 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã...

Quân Cờ Đen – Kỳ 3/Hết – Cuộc chiến tranh Trung – Pháp 1884-1885

Với sự từ bỏ của Trung Hoa bá quyền cổ xưa của nó trên Việt Nam câu chuyện của chúng ta đã đến hồi kết cuộc, nhưng ngay trong Việt...

Nhà thờ đá Bảo Nham ở xứ Nghệ

Nhà thờ đá Bảo Nham được xây vào cuối thế kỷ 19 ở Nghệ An, từng được người Pháp mệnh danh là nhà thờ “độc đáo nhất Đông Dương”. Ngoài...

Exit mobile version