Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ẩm thực Phật giáo – Nét đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam

Nguồn gốc văn hóa ẩm thực Phật giáo

Mỗi quốc gia đều có ẩm thực riêng và độc đáo khác nhau. Tuy nhiên, ẩm thực Phật giáo vẫn giữ một quy tắc chung là không thịt, cá, chỉ có rau củ quả từ tự nhiên. Về xuất phát về văn hóa ẩm thực này, là câu chuyện dài từ xa xưa.

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ. Là việc các nhà sư đi khất thực, thọ thực của tăng sĩ tùy thuộc vào thực phẩm cúng dường của dân chúng. Mà Đức Phật cũng biết rằng, con người hay động vật. Đều có sự sống, ai cũng muốn được sống. Nhưng thực phẩm lại hoàn toàn dựa vào sự cúng dường của người dân. Nên Đức Phật không thể cấm chư tăng không được ăn mặn. Do đó, Ngài đã cho Tăng chúng dùng “tam tịnh nhục”. Là ăn thú vật đã chết, không thấy người giết, không nghe tiếng rên la. Không bị giết với mục đích để cúng dường. Đây chỉ là quá trình xuất hiện ẩm thực Phật giáo chứ không phải là đề cập đến ẩm thực của người tu hành.

Văn hóa ẩm thực Phật giáo

Sau đó, giáo lý của đạo Phật đã dần thay đổi cái nhìn của người Ấn. Họ không còn cúng dường thịt cá nữa thay vào đó là những thức ăn từ rau củ. Từ đó đạo Phật cũng được truyền bá rộng rãi sang các nước Đông Nam Á. Đặc biệt là Trung Hoa, được xem là nền tảng ẩm thực khuôn mẫu cổ xưa nhất. Ảnh hưởng đến nhiều nước Đông Nam Á về ẩm thực Phật giáo. Từ đây, ẩm thực chay đã được coi là món ăn hàng ngày của Tăng lữ. Từ tất cả các nước có đạo Phật đều ăn chay.

Ẩm thực theo lời Phật dạy

Theo đạo Phật, mọi hành động đều dựa vào sự từ bi, phổ độ chúng sanh. Không bám víu, chấp mắc vào bất cứ việc gì cho dù là thiệt hay bất thiện. Và mục đích của ăn uống là để nuôi thân tu tập và giác ngộ. Do đó, chắp mắc vào việc ăn uống là phạm vào 1 trong 5 món dục vọng (tài, sắc, danh, thực, thùy). Nó làm cản trở con đường tu tâm của mỗi người. Vậy nên Phật đã dạy các đệ tử cách thức ăn và thái độ ăn vô cùng rõ ràng.

Thái độ khi ăn là tâm không tham trước, không đam mê. Ý thức rõ rệt sự xuất ly, trong thời gian ăn không nghĩ đến tự hại. Cũng không được nghĩ đến việc hại người. Đức Phật cho rằng tất cả con vật đều có sự sống, đều như con người có sự tham sống sợ chết. Mình vì miếng ăn mà lại đi giết hại sinh linh khác thì là phi công đức. Đã không giúp được cho chúng sanh mà còn trực tiếp làm hại. Để thỏa mãn dục vọng của bản thân. Trái với trời đất, trái với luân thường đạo lý.

Ngoài chánh niệm, ẩm thực Phật cũng là lòng từ bi. Những món ăn có nguồn gốc thiên nhiên giúp tâm hồn hướng thiện ở mức độ cơ bản. Ở đó, không có sự trỗi dậy của cái ác, giúp cho tâm hồn được thanh thản hưởng thiện.

Với người Phật tử chưa thể ăn chay trường, Phật khuyên rằng không nên lạm sát. Tức khi không cần ăn thì không nên ăn. Không nên lạm sát tước đi sinh mạng của muôn loài. Tập dần ăn chay theo kỳ.

Văn hóa ẩm thực Phật giáo là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Ăn chay ngoài giúp cho tâm hồn thanh thản trong sạch. Mà còn giúp cho cải thiện sức khỏe mỗi người. Văn hóa ăn chay không chỉ dành cho các tín đồ Phật giáo. Còn ảnh hưởng rất lớn đến người dân không theo Phật. Vì cơ bản họ biết, sát sanh là phạm trọng tội, khiến cho tâm hồn có sát khí.

Văn hóa ẩm thực chay ngày nay đã phổ biến hơn trong các bữa ăn hàng ngày. Ngay cả đám cưới, cỗ chay đã xuất hiện nhiều hơn sánh vai cùng những món ăn mặn khác. Nhà hàng chay, buffet chay cũng xuất hiện rộng rãi, món ăn được chế biến đa dạng hơn.

Ngoài ra, người Việt tìm đến đồ ăn chay với nhiều mục đích khác nhau. Người mong muốn giữ tâm thanh tịnh và an lạc. Người muốn thưởng thức được những món ăn thanh đạm và thư giãn. Người lại muốn mang lại sức khỏe tốt, tránh các chất béo có hại. Để mang lại một vóc dáng hoàn hảo và làn da đẹp. Ngoài ra ăn chay cũng giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống cho các loài vật. Đang dần bị mai một và có nguy cơ tuyệt chủng vì con người.

Văn hóa ẩm thực Phật giáo đã trở thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Xuất hiện ngày một nhiều trong các bữa cơm gia đình. Hãy ăn chay để giữ tâm thanh tịnh và sức khỏe tốt hơn nữa nhé. Thông qua những món ăn đơn giản, thanh đạm để chiêm nghiệm lại cuộc sống. Luật nhân quả của cuộc đời.

Những quan điểm thẩm mỹ mới trong thiết kế áo dài ở Việt Nam thế kỷ 20

Sau khi tiếp nhận quần chân áo chít của người Mãn Hán theo chỉ dụ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người Việt đã thay đổi kiểu trang phục này dựa...

Nguồn gốc ba chữ “Tết Nguyên Đán”

Bài viết này không cổ vũ việc bỏ Tết âm lịch, mà ủng hộ việc tìm hiểu cội nguồn, giữ được hoặc khôi khục được bản thể đã mất của...

Tranh thuỷ mặc Chợ Lớn

Thời gian qua, cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật khác, nghệ thuật tạo hình Việt Nam ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, hàng loạt cuộc triển lãm...

Chuyện ‘cười ra nước mắt’ thời tem phiếu

Nhiều năm, các kho lương thực Hà Nội cạn kiệt, dòng người xếp hàng kín các cửa hàng mậu dịch. Gạo mốc trộn bo bo là điều không hiếm trong...

Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Bảo Đại – Vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam

Hoàng tử Vĩnh Thụy sanh ngày 23 tháng 9 năm Quí Sửu (23-10-1913), khi vua Khải Ðịnh mất thì Hoàng tử Vĩnh Thụy còn đang học ở bên Pháp (từ...

Xứ Đàng Ngoài và lối đặt tên kỳ lạ

Vì họ cho tà ma hay ghen ghét và xảo quyệt gây hết các thứ bệnh và tai họa xảy đến cho con cái họ, nên họ thường lấy những...

Những người có công với sách cũ miền Nam

Sách vở, báo chí miền Nam trở thành món ăn tinh thần là do công sức của các nhà văn, nhà phê bình, giáo sư đến các học giả. Điều...

Thắc mắc cùng Táo Quân

Con thấy người miền Bắc cúng cá chép, người miền Trung cúng cỗ ngựa giấy, còn người miền Nam cúng “cò bay ngựa chạy”, cho con hỏi vậy Táo Quân...

Bão lụt năm con Rồng 1904 ─ 1952

Xem ra thì miền Nam là miền có phước nhứt trong ba miền của nước ta, về mặt thiên tai.  Có những người miền Nam suốt đời chẳng thấy bão lần...

Về một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó...

Nguyên Lý Mẹ – Uyên nguyên của Minh triết Việt

TỰA Quyển đầu nói cách riêng về mẫu số chung hơn hết cho văn hóa loài người, đó là Mẹ, là nguyên lý Mẹ mà hai ông Bachofen và Briffault...

10 câu châm ngôn tinh túy lưu truyền trong giới cao nhân

Có đôi khi, nhìn vào những trí huệ và cảm ngộ về cuộc đời của người khác, chúng ta có thể cảm thụ được, ít nhất cũng làm thay đổi...

Exit mobile version