Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bạn biết gì về umami – vị ngon thứ 5 trong thế giới ẩm thực?

Ngoài ngọt, chua, mặn và đắng, thế giới ẩm thực còn có một vị cơ bản là vị umami, một vị ngọt thanh mát đặc trưng, quen thuộc trong mỗi bữa ăn.

Giúp cơ thể “nhận biết” protein

Mỗi vị cơ bản như ngọt, chua, mặn, đắng và umami đều dấu hiệu để con người quyết định xem thực phẩm nào nên ăn và cái gì không tốt cho cơ thể. Cụ thể, vị ngọt là dấu hiệu nhận biết carbohydrate cũng như các thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh chóng và thực phẩm bổ sung vào nguồn năng lượng dự trữ. Còn vị mặn xuất hiện khi dung nạp đồ ăn chứa natri – khoáng chất cân bằng môi trường ion, nước trong cơ thể, vị chua giúp nhận ra axit trong đồ ăn.

Vậy umami, vị cơ bản thứ 5 trong giới ẩm thực gắn liền với những thực phẩm nào? Câu trả lời là protein, một trong những dưỡng chất cơ bản và quan trọng nhất đối với cơ thể. Protein có nhiều trong thịt, trứng, sữa và các loại đậu. Trong khi đó, umami chính là vị ngọt dịu thanh mát đặc trưng khi nếm nước dùng gà, cà chua, giăm bông hun khói hoặc phô mai. Chính vì vậy mà umami được xem như yếu tố phần nào kích thích cơ thể dung nạp các thực phẩm giàu protein.

Bạn biết gì về umami – vị ngon thứ 5 trong thế giới ẩm thực? - 1

Vị umami là dấu hiệu nhận biết thực phẩm giàu protein

Umami và trẻ sơ sinh

Khi ở trong bụng mẹ, đến khoảng tuần thứ 16, em bé đã bắt đầu phát triển các thụ thể vị giác và nếm được các vị khác nhau từ nước ối của mẹ. Nước ối rất giàu axit amin tự do, trong đó nồng độ cao nhất phải kể đến glutamate.

Glutamate là một trong hơn 20 axit amin tồn tại phổ biến trong tự nhiên và tham gia hình thành nên chất đạm (protein), đồng thời cũng là một trong 3 thành phần chính tạo ra vị umami, bên cạnh inosinate và guanylate. Hay nói cách khác, vị giác của chúng ta đã làm quen với vị umami từ trong bụng mẹ.

Một điều thú vị nữa là vị umami trong sữa mẹ có xu hướng thay đổi tùy theo quốc gia, tùy vào chế độ ăn uống của người mẹ. Nếu ở Nhật Bản, sữa mẹ có thể mang một chút vị umami của nước tương hoặc súp miso, trong khi ở Ý sẽ là vị umami của cà chua và phô mai Parmesan.

Vị umami biến hóa theo từng nền ẩm thực

Người đầu tiên khám phá ra vị umami là giáo sư người Nhật Bản Kikunae Ikeda, khi ông ăn món “dashi nấu đậu hũ” và nếm thấy một vị ngọt dịu, thanh mát không thể định nghĩa. Nước dùng dashi có thể được xem như đại diện cho món ăn đậm vị umami của Nhật Bản. Loại nước dùng này nấu từ khô cá bào, tảo bẹ, nhiều loại nấm – các thực phẩm giàu protein. Bên cạnh đó, súp miso trứ danh của xứ hoa anh đào cũng có vị umami đặc trưng.

Món nước dùng trong veo, đậm vị umami của Nhật Bản

Với các nước Phương Tây, vị umami rất nổi trội trong các món ăn được làm từ thịt, nấm, măng tây, cà chua, bơ sữa, pho mát…Ví dụ điển hình có thể kể đến là món nước dùng bouillon kỳ công của người Pháp, được ninh từ thịt, mỡ và xương bò.

Vị umami cũng rất quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhất là trong các loại nước chấm chế biến từ phương pháp lên men như nước mắm, nước tương. Quá trình lên men giúp giải phóng glutamate tự do từ protein trong thịt, sữa hay ngũ cốc, từ đó gia tăng vị umami cho thực phẩm.

Bột ngọt (mì chính) hay còn gọi là gia vị umami cũng là một sản phẩm của quá trình lên men. Nguyên liệu sản xuất bột ngọt là những nguyên liệu tự nhiên giàu đường hoặc tinh bột như mía, khoai mì (sắn), ngô (bắp), củ cải đường… Trải qua quá trình lên men, các vi sinh vật sẽ chuyển hóa đường hay tinh bột thành glutamate, tạo nên vị umami đậm đà cho bột ngọt.

Sản phẩm bột ngọt tiên phong trên thế giới chính là bột ngọt Ajinomot-to, ra đời năm 1909. Với khả năng tăng cường vị umami cho thực phẩm một cách đơn giản lại không làm ảnh hưởng đến màu sắc của thực phẩm, bột ngọt đã trở thành một gia vị phổ biến trên toàn cầu.

Đại lược về quan chế – Tất cả danh hiệu và chức quan ngày trước

Đây là bải khảo cứu chi tiết về quan chế ngày trước, hy vọng rằng sẽ giúp ít nhiều cho quý vị có cái nhìn xuyên suốt và tận tường...

Bài kỳ và tịch thượng

Theo phép khoa cử: thi Hương thì trường nhất kinh nghĩa, trường nhì thi phú, trường ba văn sách, như tôi có nói ở đoạn trước rồi. Thí sanh nào...

Đời sống người Nam Kỳ thế kỷ 19 qua ghi chép của người Pháp

Nếu thêm vào một cái rương lớn có bánh xe để cất các xâu tiền, một vài rương nhỏ hơn đựng quần áo, những câu đối dài viết trên giấy...

Cầm cân nảy mực là gì?

Chúng ta thường dùng câu “cầm cân nảy mực” để chỉ những người thi hành công lý. Chính vì liên quan đến pháp luật mà không ít người đã hiểu...

Xứ sở của những diệu kỳ

Viết tặng em - cô nữ sinh Đồng Khánh Huế ! Tôi từ quan qui ẩn khi chưa đến tuổi già. Không phải vì năng lực công tác kém cỏi...

Nghề luyện sắt của người Việt qua thư tịch cổ

Cho đến nay, các nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử cho thấy người Việt cổ luyện kim thành thạo từ sớm, với những dấu vết của luyện kim đồng...

40 bức ảnh cho cái nhìn về Đà Lạt xưa

Đà Lạt khi xưa vốn dĩ là vùng đất của những người đồng bào thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay. Sau cuộc khám phá của bác sĩ Yersin...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ – Thi sĩ của đồng quê

Chỉ thuần túy đọc lời các nhạc phẩm của Hoàng Thi Thơ, ta có thể quả quyết ông chính là một Thi sĩ của đồng quê … Sinh ra trong...

Cuộc sống xa hoa bậc nhất thế giới ở Dubai

Dubai được nhắc đến như quốc gia tiêu tiền bậc nhất, khi mà sự xa hoa tại đây khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế...

Tranh dân gian Việt Nam – Lịch sử và các dòng tranh nổi tiếng

Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh thờ. Tranh dân gian có nguồn gốc từ rất xa xưa được giữ gìn, bảo tồn và phát triển qua...

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

Sau người vợ đầu Julie, Duy Quang có nhiều bóng hồng khác trong đời mình nhưng ngày anh nằm ở bệnh viện Hoa Kỳ vì căn bệnh ung thư gan,...

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau chuyện chăm sóc sức khỏe (Phần 2)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Exit mobile version