Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Béo Ngậy Món Cá Cháy Danh Bất Hư Truyền Vùng Sông Hậu

Đặc sản cá Cháy của Miền Tây

Cứ mỗi độ gió chướng về, trời se lạnh, là thời gian người dân bên bờ sông Hậu thiết đãi thực khách món danh bất hư truyền “Cá Cháy”.

Cá Cháy là tên một loài cá hiếm, thịt ngon và béo ở vùng Miền Tây sông nước, nhưng ngon nhất phải là vùng Trà Vinh. Gọi là cá Cháy là người dân quen miệng, truyền tai nhau chứ không biết nguồn gốc vì sao lại gọi là Cá Cháy. Chỉ biết, cá này thoạt nhìn rất giống cá mè hay cá trắm nhưng cá này nhiều vảy và lớn hơn rất nhiều.

Những năm gần đây, một phần khí hậu thay đổi, nước ngập mặn nhiễm phèn nên lượng cá cháy không còn nhiều như xưa. Trước đây, người dân còn đánh bắt cá Cháy mưu sinh, nhưng hiện giờ chỉ là bắt chơi, nếu quăng lưới mà trúng mẻ cá cháy thì quá ư may mắn. Bởi vậy, nếu bạn về Miền Tây những ngày cuối Đông, mà được ăn cá cháy thì “số dách” phải biết.

Món ngon từ cá Cháy

Cái món cá cháy này, phải là người sành ăn thì mới biết chế biến, thành đặc sản nức tiếng một thời. Với món cá cháy, người Miền Tây gộc có ba cách ăn.

– Cách thứ nhất, là kho mẳn. Kiểu này nghe lạ tai, kho mẳn chứ không phải kho mặn nhé. Cách kho kiểu này là cá khứa từng khứa, bỏ vào nồi và cho đầy đủ gia vị. Lưu ý là cho thật nhiều nước, không hẳn thành nấu canh cá, mà nước xấp qua cá , có thể hơi lạt để ăn kèm với bún.

Đặc điểm của cá cháy, là vừa lên mặt nước là chết ngay, để lâu dễ bị tanh nên muốn có thịt cá tươi, phải đón ghe đánh cá về đê mua sớm còn kịp. Người sành ăn, khi lựa cá phải chọn cá cái để có cặp trứng cá, mang về nấu vừa ngon lại vừa beó. Ăn món kho mẳn sành điệu là ăn với ghém. Ghém là rau sống gồm giá sống, rau thơm và bắp chuối. Khi ăn thì trộn bún tươi, bỏ them ghém, chan thêm nước kho cá, xâm xấp thôi. Trộn đều, muốn bùi bùi thì rắc thêm đậu phộng rang thì chí có bá cháy.

– Món thứ hai để chế biến cá Cháy là kho rim. Kho rim này hơi tốn công vì kho phải để lửa liu riu, thời gian kho là cả ngày, cá chin rục xương mới gọi là chuẩn vị.

Mà nồi cá rim muốn ngon đúng bài, phải có mía lau, đây là công thức đặc biệt của mấy cô mấy chị truyền lại. Mía lau chặt khúc, cắt từng lát mỏng xếp dưới đáy nồi để tránh khi nấu cá khỏi bị khét, và tang vị đậm đà ngọt thanh cho nòi cá rim. Sau đó xếp từng  khúc cá lên trên mía lau, ướp nước màu, muối, đổ đầy nước. Đặc biệt là không được cho nước mắm vào nồi cá rim, sẽ làm mất vị nồi cá rim. Và để lửa liu riu giống ninh xương. Cá chin ăn với bún hoặc cơm, người Miền Tây gọi đây là món ăn sành điệu, tuy nấu cực nhưng đến mùa cá cháy là không thể bỏ qua.

– Món cuối cùng được chế biến từ cá cháy đó là món cháo ám. Đây là món ăn thường ngày của người Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bình thường, cháo ám sẽ dùng cá lóc làm nguyên liệu chính nhưng xưa kia, mùa cá ám về, người dân thử thay cá lóc bằng cá ám thì thấy vị thơm hơn, béo ngậy hơn. Vì cá cháy về theo mùa nên dần dần cháo ám cá cháy trở thành đặc sản không thể thiếu lúc nào không hay.

Về cách nấu cháo ám cá cháy cũng giống như cháo cá lóc. Khi ăn kèm rau đắng hoặc rau cải cúc là đúng bài. 

Cá cháy ngày nay không còn nhiều như hồi xưa, người dân thường kể về cá cháy là món ngon danh bất hư truyền của Miền Tây sông nước. Ăn vào vị ngon, béo, đậm đà ấm tình hương vị sông quê.

Cô gái đầu tiên mặc Áo Dài tân thời

Giữa thập niên 1930 tại Hà Nội, báo Ngày Nay, cơ quan ngôn luận chính thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời sau khi báo Phong Hóa bị...

Nghịch lý giáo dục Việt Nam – Điểm thi là mục đích

Nếu lợi tức của giáo dục vẫn tập trung vào các kỳ thi, vào tấm bằng, thì người ta sẽ còn xoay xở ra trăm phương ngàn kế để “đầu...

Dò tìm kho báu họ Mạc ở Hà Tiên

Ghé chơi Hà Tiên, du khách ngạc nhiên thích thú nếu tình cờ nghe dân địa phương kể về kho báu mà dòng họ Mạc từng cất giấu nơi đây...

Chuyện tình buồn và sự ra đời của ca khúc “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng nghe xong không nói gì, chỉ về nhà và âm thầm lấy giấy bút viết bài Ai về sông Tương, không ghi tác giả là Văn...

Cuộc Sống Của Người Dân Miền Nam Thời Kỳ Trước Và Sau Thuộc Địa Pháp – (Phần 1)

“Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu...

Hoạ phúc không lường

Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ(1) mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa...

Vì sao chuột máy tính lại được gọi là…”chuột”?

Chuột máy tính đã trở nên quá quen thuộc trong giới công nghệ. Nhưng để phát triển được như hiện nay, thiết bị này đã trải qua một quá trình...

Giai thoại về Con ma nhà Họ Hứa

Báo chí từng đưa ra kiến giải, chú Hỏa bí mật đưa con gái mình đến ngôi nhà nghỉ của gia đình gần nghĩa trang gia tộc khu vực ngã...

Áo gấm đi đêm là gì?

Áo gấm đi đêm: đây là một câu thành ngữ với ý nghĩa phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, không đúng chỗ của một hành động nào...

Chữ quốc ngữ và hội chứng nhảy cừu

Những con cừu chỉ hành động theo con đầu đàn. Thấy con đầu đàn nhảy lên ở chỗ nào thì khi đi đến chỗ đó chúng cũng nhảy lên mà...

Quang Trung Hoàng Đế – Nhân vật lịch sử hiếm có

Việt Nam là một quốc gia có quá khứ thuộc địa lâu dài: 11 thế kỷ Bắc thuộc và 01 thế kỷ Tây thuộc. Năm 1527 Mạc Đăng Dung soán...

Quê hương ngày trở lại – Kỳ 1 – Sài Gòn-Châu Đốc-Hà Tiên

Về Sài Gòn tôi bị lạc. Tình trạng lạc hướng kéo dài trên taxi, xe ôm, đi một mình hay cùng gia đình, bè bạn, tôi thường lẩm nhẩm trong...

Exit mobile version