Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Công thức nấu món bò kho ngon

Bò kho là một món ăn quen thuộc, rất ngon miệng, được nhiều gia đình yêu thích. Nhưng nấu bò kho sao cho ngon, chuẩn vị, đẹp mắt thì cũng phải có “tuyệt chiêu” đấy nhé! Sau đây là công thức kho bò rất ngon, mà không hề khó mời các bạn tham khảo!

1. Nguyên liệu:

– 600g thịt nạm bò (Nên chọn phần thịt bò nạm có thêm chút gân sẽ giúp món bò kho vừa mềm, vừa dai và vừa giòn)

– 2 muỗng cà phê muối

– 1 muỗng hạt nêm

– 1 muỗng cà phê đường

– 1 muỗng bột bò kho

– 3 muỗng cà phê màu dầu điều

– 3 muỗng cà phê bột năng

– ½ muỗng cà phê tiêu

– 1 củ cà rốt

– 3 nhánh sả

– Gừng, tỏi, hành tím băm nhỏ

– Ngò gai, rau quế

– Hoa hồi, quế

– 300gr cà rốt, gọt vỏ, tỉa hoa hoặc để miếng đều được

2.Cách làm:

– Để khử mùi của thịt bò chúng ta dùng rượu trắng hòa với gừng sau đó xát lên thịt rồi rửa sạch lại, trụng qua nước sôi. Bước này sẽ giúp khử mùi hôi, ngây ngây của thịt bò.

– Sau đó cắt thịt bò thành những miếng vừa ăn. Nên cắt thành hình vuông hoặc chữ nhật nhé!

– Ướp thịt nạm bò với 2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng bột bò kho, 1 muỗng cà phê màu dầu điều. Ướp thịt trong vòng 30 phút.

– Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, cắt khúc cỡ 5 cm. Sả đập dập. Rang sơ hoa hồi và quế cho thơm.

– Phi thơm tỏi, hành tím và gừng băm nhỏ. Trút thịt bò vào đảo đều, thêm 2 muỗng cà phê màu dầu điều để có màu đẹp. Sau khi thịt bò đã săn lại, cho sả và chế nước ngập mặt thịt, thả hoa hồi và quế vào nồi.

– Khi thịt đã mềm chúng ta vớt bỏ hoa hồi, quế và sả, nêm thêm 1 muỗng hạt nêm, hòa 3 muỗng cà phê bột năng vào bát nước lạnh đổ từ từ vào nồi thịt sau đó cho cà rốt vào nấu thêm 5 -10 phút rồi tắt bếp.

Sau khi chế biến xong, nếu muốn ăn ngay thì múc bò kho ra tô và cho ngò gai, rau om và rau quế cắt nhỏ vào, sau đó rắc tiêu bột lên. Hãy ăn ngay với cơm, bánh mỳ hoặc hủ tiếu khi bò kho còn nóng để cảm nhận được vị ngon đậm đà của bò kho.

Chúc các bạn thành công!

Ba cha tám mẹ là những ai?

Theo "Thọ mai gia lễ": Ba cha là: Thân phụ: Cha sinh ra mình. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế...

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền...

Tìm hiểu về nguồn gốc của Phở Việt Nam

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc...

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng...

Phật Giáo Việt Nam đang lụi tàn hay khởi sắc?

Nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, nhan đề là: "Tính Không và Thượng Đế:...

Chuyện tình buồn và sự ra đời của ca khúc “Ai về sông Tương”

Nhạc sĩ Văn Giảng nghe xong không nói gì, chỉ về nhà và âm thầm lấy giấy bút viết bài Ai về sông Tương, không ghi tác giả là Văn...

Đánh cọp Gò Quao

Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở...

Hồn quê qua cổng làng xưa

Đối với người Việt, nhất là ở các làng quê miền Bắc, từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến quê hương không ai không nhớ đến cái cổng làng....

Giai thoại về các nhân vật Nam Kỳ Lục Tỉnh (Phần 1)

Lời Mở Đầu Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100...

Xe kéo , biểu tượng cho sự giàu có và uy quyền xa xưa

Xe kéo xuất hiện lần đầu ở Nhật Bản vào đầu thời kỳ Cải cách Minh Trị. Chúng nhanh chóng trở thành phương tiện giao thông được hâm mộ, do...

Nhìn lại cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực

I.Cuộc đời Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn, từ năm Kỷ Mùi 1859 đổi là '''Lịch''' (Nguyễn Văn Lịch), và cũng từ tên...

1.001 kiểu quảng cáo ấn tượng của người Sài Gòn xưa

Không hào nhoáng như các quảng cáo ngày nay, người Sài Gòn xưa quảng cáo thương hiệu của họ một cách đơn giản nhưng lại vô cùng ấn tượng.  Từ...

Exit mobile version