Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Leng keng… Vị cà rem tuổi thơ!

Một cây cà rem ngọt, mát lạnh được người mua mút kĩ lưỡng để thưởng thức tận cùng hương vị của nó.

Miền Tây Nam Bộ nổi tiếng bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, sông ngòi nơi đây được mệnh danh như ô bàn cờ. Nước ngọt từ hai dòng Tiền Giang và Hậu Giang mang phù sa về tưới mát ruộng vườn. Đó là hình ảnh vào mùa nước nổi. Tháng Ba, đầu tháng Tư nắng nóng đã gay gắt, những con rạch nhỏ cạn trơ đáy, hai bên bờ sình sụp, bùn lầy, trở những gốc bần, gốc vẹt…


Mùa hè nóng nực, trẻ con thích thú bên thùng cà rem (ảnh sưu tầm; Nguồn: Internet)

Ngày trước khi đi lại, người ta thường bơi xuồng, chèo ghe hoặc lội bộ trên những con đường làng bằng đất. Nối hai bờ kênh, rạch là những cây cầu khỉ lắt lẻo, chỉ có người từng sống vùng sông nước mới… dám qua lại.

Mùa hè, phần đông người dân quê xứ này có sở thích uống nước đá, hoặc ăn những thứ được đông lạnh cho đã miệng.

Và cũng từ yêu cầu đó, trên các con đường nhỏ thỉnh thoảng xuất hiện những thùng cà rem bán dạo.

Cà rem là cách Việt hóa từ Pháp ngữ crème. Đây là món ăn ngọt dạng đông lạnh làm từ đậu, đường, sữa bò,… Những cái thùng mớp chứa chừng vài chục cây cà rem, ủ tốt cũng giữ lạnh được vài giờ.


Những cây cà rem ngọt lạnh (ảnh H.K)

Thay vì rao bằng miệng, dân bán cà rem chỉ báo hiệu bằng cái lục lạc. Khi nghe tiếng kêu lanh keng… là con nít trong xóm hớn hở chờ… thùng cà rem tới. Một cây cà rem ngọt, mát lạnh được người mua mút kĩ lưỡng để thưởng thức tận cùng hương vị của nó. Bán xong, người ta lại quảy thùng tiếp tục lên đường. Khi khát nước, ghé tạm gốc cây nào đó, người bán tự lấy cà rem ra… thưởng cho chính mình.

Niềm vui nho nhỏ là giúp được cha mẹ ít đồng tiền lời, có thể trang trải cho cuộc sống đỡ khó khăn hơn.

Thú vui nhân lên khi ngày ngày, với thùng cà rem trên vai rảo bước khắp xóm, thôn… tiếng lắc lục lại trở thành âm thanh vang vọng mãi vào miền kí ức của những ai đã từng sống và lớn lên ở chốn thôn quê xa nơi phồn hoa đô hội.

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Cảng Đà Nẵng xưa

Do vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi, vấn đề quy hoạch cảng biển Đà Nẵng đã được chính quyền thuộc địa quan tâm ngay từ...

Từng có một Thăng Long kỳ lạ

Trong khoảng thời gian 1639-1645, Daniel Tavernier với tư cách là một viên sĩ quan phụ trách kế toán trên tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan đã đến...

Cận cảnh Bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Theo các tư liệu lịch sử bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được dựng trong khoảng gần 300 năm (1484-1780). 82 tấm bia tương ứng với 82...

Tiếng Lóng Sài Gòn

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại...

Những tình khúc định mệnh của Trúc Phương

Nhạc sĩ Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc. Ông sanh năm 1939 tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở vùng hạ lưu...

Gia phả là gia bảo có đúng không?

Đúng và rất đúng với những người có ý thức tôn kính tổ tiên và quý trọng tình cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một...

Xe kéo tay ở Hà Nội (1884-1950)

Xe kéo tay xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Đó là hai chiếc xe do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản về, một chiếc...

8 thói xấu khó bỏ của người Việt Nam

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 5/Hết – Sự can trường của quân dân Nam kỳ

Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm đại đồn Chí Hòa, quân An Nam theo đường tắt lui về đồn Thị Nghè giáp mặt Sài Gòn,...

Những kiểu quảng cáo của người Sài Gòn xưa

Giới thiệu quan tài trên xe buýt, dùng thơ hay những câu văn dí dỏm… người Sài Gòn xưa có cách lạ lẫm trong quảng cáo, để lại ấn tượng...

Việt Nam – Đất nước của những kẻ lười biếng

Đây là một bài viết tôi sưu tầm được, nhưng tôi phải nói trước với bạn là ngôn từ của nó không hề ngọt tai, nếu bạn chưa sẵn sàng...

Exit mobile version