Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Món cháo Tiều trứ danh ăn bằng thố đất ở Sài Gòn

Cháo Tiều có cách phục vụ rất đặc biệt, nấu theo từng phần riêng, khách ăn gì thì thêm vào, nào là lòng, cá, tôm… Ấn tượng hơn là cháo đựng trong thố đất, nên nóng sốt đến muỗng cuối cùng.

Nhiều người lần đầu tiên ăn cháo Tiều sẽ nhầm tưởng đây là món cháo lòng, nhưng thật ra cách nấu của hai món ăn hoàn toàn khác biệt. Cháo lòng khi chế biến, người ta phải luộc lòng, lấy nước ấy hầm cháo, khi ăn thì thêm thịt và lòng vào tô.

Còn với cháo Tiều, người ta hầm cháo trắng riêng, các nguyên liệu được để tươi sống, chỉ sơ chế sạch sẽ để từng khay. Khi có khách gọi món, chủ quán mới cho một cái nồi nhỏ lên bếp rồi thêm nguyên liệu vào để người thưởng thức luôn có cảm giác món ăn tươi mới.

khi khách gọi món, chủ quán mới cho nồi nhỏ lên bếp, múc cháo và cho thêm lòng, tôm, mực… vào nồi, giúp thực khách có cảm giác món ăn luôn tươi mới
ẢNH: NHẬT CÁT

Hơn nữa, thành phần tô cháo Tiều rất đặc biệt, có cá lóc, tôm, mực, lòng heo, thêm cái trứng gà chần nữa mới đủ vị. Nhiều người biết đến cháo Tiều cô Út ở chợ Bàn Cờ (Q.3), cháo Tiều Chợ Lớn… nhưng mới đây, sức hút của món cháo Tiều cô Phi đựng trong nồi đất bán ở Bình Thạnh đang gây tò mò cho giới mê món lạ.

Chủ quán còn chuẩn bị thêm một rổ cải xanh, thả từng nắm nhỏ vào nồi, cải đắng nhẹ quyện với vị cháo thơm đậm đà, mùi cải xanh, mùi của tôm cá, mùi của gừng tươi … hòa vào nhau kích thích vị giác, khiến người ta muốn ăn hoài, ăn mãi.
Tô cháo trắng có chút màu xanh của rau cũng hấp dẫn phần nhìn, chưa kể lúc múc muỗng cháo trắng, kèm một miếng cật, chút cải xanh, thật khó cưỡng.

Chỉ thêm ít cải xanh cắt nhỏ mà món cháo Tiều đặc biệt ngon hơn hẳn
NHẬT CÁT

Cháo ở tiệm cô Phi chỉ bán đồng giá một thố 55.000 đồng. Người ăn ít hay ăn nhiều gì cũng tính theo đơn vị thố. Có chăng trước lúc kêu món, các yêu cầu đặc biệt sẽ được chủ chú ý, có thể tăng nguyên liệu, thêm nhiều cháo, giảm cay… nhưng không giảm giá

Tiệm cháo chỉ bắt đầu bán vào 2 giờ 30 chiều cho đến tầm 10 giờ tối là đóng cửa.

Cháo Tiều Cô Út – Chợ Bàn Cờ
51/33 Cao Thắng, P. 3, Quận 3, TP. HCM

Tà Áo dài trong Thơ & Nhạc

“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người…” ( Đường về Việt bắc, Đoàn Chuẩn & Từ Linh ) Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của...

Giếng làng

Trên miền đất di sản xứ Nghệ, nơi “chiếc nôi đời ngọt lịm lời ru” tôi đã lớn khôn, mảnh đất quê hương yêu dấu có biết bao địa danh...

Hệ thống xe lửa công cộng Tramway ở Sài Gòn thời Pháp

Trong nhiều thành phố trên thế giới nói chung và ở vùng châu Á, Thái Bình Dương nói riêng, các ga xe lửa chính của thành phố là các công...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 1/9 – Cuộc Nam tiến vĩ đại của dân Việt

Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại Đến bây giờ, còn phân phân bất nhứt: các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng...

Tham tri Phạm Thế Hiển (…1861)

Vào cuối xuân năm Tân Dậu (1861) tức là năm thứ mười bốn triều vua Tự Đức, cách đây chín mươi bảy năm Tham tri Bộ Binh Phạm Thế Hiển...

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên

Đính chính vài chi tiết về các trận thuỷ chiến chống quân Nguyên tại vùng sông Bạch Đằng trong cuộc xâm lăng nước ta lần thứ ba. Đại Việt Sử Ký Toàn...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Sơ lược về chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn

Theo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn...

Cảnh đẹp Hồ Gươm 80 năm trước

Cậu bé câu cá bên bờ hồ, các cửa hàng bán hoa và cây cảnh, hầm trú bom đang được đào... là loạt ảnh tư liệu đặc sắc về Hồ...

Bolero Và Người Việt

Trước đây khi tôi nghe những chương trình tin tức và bình luận về âm nhạc trong nước trên radio, lúc ấy vào khoảng cuối những năm 2000, người ta...

Vì sao không chịu sửa việc phiên âm phi lý trong sách giáo khoa?

Nhìn vào sách giáo khoa (SGK) giờ đây vẫn không hiểu vì sao sau nhiều thập kỷ cả xã hội đổ tiền của cho con em học ngoại ngữ, học...

Đi tìm con cháu thuyền nhân Việt Nam 849 năm về trước

Ngày 17 tháng 9 năm 1957, Tổng Thống Ngô Đình Diệm công du Ðại Hàn (1). Năm sau, ngày 6 tháng 11 năm 1958, Tổng thống Ðại Hàn Dân quốc...

Exit mobile version