Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bác sĩ sách cuối cùng ở Sài Gòn

Ông Võ Văn Rạng, 60 tuổi, làm nghề phục chế sách cũ hơn 40 năm nay và là người duy nhất ở Sài Gòn còn theo đuổi công việc này.

Căn nhà nằm trong con hẻm ở đường Lý Chính Thắng, quận 3 vừa là chỗ ở đồng thời là nơi làm việc của ông Võ Văn Rạng, 60 tuổi, chuyên nghề phục chế sách cũ.

Ông Rạng được những khách hàng của mình gọi vui là “bác sĩ sách”. Hiện ông được xem là người duy nhất ở Sài Gòn còn gắn bó với nghề này.

Năm 15 tuổi, ông bén duyên với nghề nhờ xin được phụ việc vặt cho xưởng in của gia đình một người bạn học. Năm 1978, ông Rạng học xong lớp 12 nhưng không thi đại học. Từ đó, ông trở thành một nhân viên trong xưởng in của hợp tác xã làm nhiệm vụ may, đóng sách mới và sửa sách cũ khi có khách hàng.

“Cơn sốt bại liệt năm 2 tuổi khiến chân phải của tôi bị tật nên không thể trở thành một thầy giáo dạy Văn như mơ ước. Thấy nghề đóng sách phù hợp với sức khỏe bản thân nên tôi chọn”, ông nhớ lại.

Sách cũ do khách đem tới, tùy mức độ hư hỏng mà ông có những cách phục chế khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết những “bệnh nhân” đến tay ông đều đã ở tình trạng rất tệ, cần phải được “đại phẫu”.

Với những cuốn sách này, ông phải cẩn thận tháo rời từng trang sách, làm vệ sinh, xếp lại như cũ rồi cưa hai đường ở gáy sách, tạo lỗ để xỏ kim khâu.

Ông Rạng kể, nghề sửa sách cũ rất thịnh hành vào khoảng từ năm 1980 – 1990. Khi đó có nhiều người mê sách, quý sách, cứ hư là đi sửa. Từ ngày có Internet, thói quen đọc sách giảm hẳn đi, khách của ông cũng vắng hơn. Nhưng ngay thời nhiều khách nhất cũng không giúp ông trở nên giàu có. “Tất cả các công đoạn đều làm thủ công nên có muốn cũng không thể làm nhiều hơn được, mỗi ngày vài cuốn”, ông nói.

Nghề sửa sách cũ đòi hỏi tính cẩn thận và kiên nhẫn. “Nhiều cuốn sách xuất bản từ những năm 1960, giấy đã mục rã, mạnh tay sẽ làm rách ngay”, ông cho biết.

Đồ nghề của ông Rạng chỉ gồm có hồ, kim chỉ và một chiếc máy cắt giấy được ông chủ xưởng in bán lại hơn 20 năm trước.

Khách hàng của ông Rạng thường là những người lớn tuổi, người kinh doanh sách cũ hoặc người sưu tập sách. Tuy nhiên, 5 năm trước, có một vị khách khiến ông nhớ mãi. Một cậu bé cấp 1 cùng cha đến nhờ ông Rạng sửa lại cuốn sách đã bị bung chỉ, những trang sách rời ra. Ông Rạng hỏi: “Sách này bây giờ xuất bản nhiều, sao không mua mới, giá mua còn rẻ hơn giá sửa”.

Cậu bé trả lời: “Vì cuốn sách này là món quà cô giáo tặng, nên con muốn giữ”.

Trung bình mỗi ngày ông Rạng “chữa” được từ 3 đến 5 cuốn, tiền công từ 20.000 đến 50.000 đồng mỗi cuốn, tùy mức độ hư hỏng.

“Tôi không có vợ con nên với mức thu nhập này cũng đủ duy trì cuộc sống, chứ nếu phải nuôi gia đình thì chắc tôi bỏ nghề này rồi”, ông Rạng cười.

Ông Rạng tiết lộ, một trong những bí quyết của ông là sử dụng hồ dán nấu từ bột năng. “Bột năng khi khô dính chắc hơn keo. Sau khi dán nếu chưa ngay ngắn thì có thể chỉnh, xê dịch các trang giấy một cách dễ dàng còn keo thì dính chắc ngay từ đầu, dễ làm rách giấy”, ông nói.

Ông cảm thấy thích thú nhất với những cuốn sách được khách yêu cầu phục chế lại làm sao cho “giống y như cũ”, dù bìa sách có rách hay mục vẫn phải giữ lại chứ không xé bỏ thay bìa mới.

“Nghề này cũng thú vị, có nhiều cuốn sách hay tôi tranh thủ đọc, nhờ vậy mà biết được thêm nhiều thứ”, ông Rạng kể.

“Khách ruột” của ông Rạng thường là những người kinh doanh sách cũ trong thành phố, ví dụ anh Tân, chủ một tiệm sách cũ ở đường Nguyễn Khắc Nhu, quận 1.

“Hai cuốn sách cũ của tôi ban đầu bị sứt chỉ, rách bìa tưởng chừng muốn rơi từng tờ ra nhưng sau khi chú Rạng sửa xong thì rất chắc chắn”, anh Tân nói.

Diệp Phan

Đạo thầy trò

Quan hệ thầy trò nói riêng về mặt phong tục cũng cần có một tập sách rêng. Để trả lời cho những câu hỏi về đạo thầy trò, chúng tôi...

Quê hương ngày trở lại – Kỳ 1 – Sài Gòn-Châu Đốc-Hà Tiên

Về Sài Gòn tôi bị lạc. Tình trạng lạc hướng kéo dài trên taxi, xe ôm, đi một mình hay cùng gia đình, bè bạn, tôi thường lẩm nhẩm trong...

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít...

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Cần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức...

Cùng ngắm nhìn thời trang xuống phố của phụ nữ Sài Thành xưa

Từng được mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, thời trang của phụ nữ Sài Gòn xưa có nhiều thay đổi, phóng khoáng, “Tây” hơn và nhiều màu sắc hơn...

Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?

Chúng tôi chưa được biết một tài liệu thành văn nào nói về tục này, có lẽ vì các cụ nhà nho ngày xưa đã cầm bút là phải viết...

Quốc sư Vạn Hạnh – Công đức đối với đạo pháp và dân tộc

1. Sư Vạn Hạnh Tiểu sử của sư Vạn Hạnh được nhiều sử sách ghi lại, ngoài quốc sử thì Thiền uyển tập anh là một cứ liệu khá đầy đủ và...

Quảng cáo Việt Nam ngày trước trông ra sao

Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) Dưới...

Nguồn gốc từ “Khách Sáo” là gì

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Khách sáo: có tính chất xã giao, lịch sự bề ngoài, không thật lòng. Lối mời mọc rất khách sáo. Không khách sáo với...

Biểu diễn thời trang hàng nội hóa 1960

Đây là những hình ảnh cảm động và có thể khiến ta ngạc nhiên. Năm 1960, vào cuối tháng 10 có ba buổi biểu diễn thời trang nhỏ do Trung...

Thiềm Thừ Thán

Đại diện các tộc động vật bị lôi cuốn bởi vở kịch La Grenouille Qui Veut se Faire Aussi Grosse Que Le Boeuf (Con Ếch muốn To Bằng Con Bò) dựa...

Exit mobile version