Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cảm ơn, người phụ nữ điên…

Gặp một người điên có bao giờ bạn cảm thấy khinh bỉ, tỏ ra khó chịu, thậm chí là trêu chọc làm tổn thương người đó? Xin được gửi tới bạn câu chuyện nhỏ dưới đây.

Ngày xưa, làng tôi có một người phụ nữ điên. Tuy người ấy đã mất lâu rồi nhưng tôi không thể nào quên được cái dáng người ngật ngưỡng, đầu tóc bù xù nhem nhuốc, cùng điệu cười và tiếng hát the thé thi thoảng lại vang lên của cô.

Ngày ấy, làng xã còn khép kín, “phép vua” chẳng mấy ai biết chứ “lệ làng” thì lúc nào cũng kè kè bên cạnh như cuốn “cẩm nang” cuộc sống. Ai cũng sợ phạm vào lệ làng, bị làng phạt vạ và bị dân làng khinh ghét, vậy mà người phụ nữ điên kia thì thường xuyên phạm vào lệ làng, mà lại toàn phạm vào những điều tối kỵ: có lần bụng người ấy to lên một cách đáng ngờ. Lần ấy, cả làng bàn tán xôn xao, và ngay hôm sau, bọn trẻ con đã rồng rắn nhau đi khắp làng đọc to bài vè chế giễu: “Con mụ điên không chồng mà chửa…”

Đám trẻ con gân cổ ra mà đọc, đọc đồng thanh như đọc chính tả ở trên lớp. Người lớn ai đi qua cũng cười, có người còn bảo: “Phải đọc to nữa lên!” Thế là bọn chúng càng đọc to hơn. Tự trong chúng đột nhiên hình thành một cái quyền: quyền chửi rủa người phụ nữ điên.

Tôi cũng là một trong những đứa trẻ đó…

Đám trẻ nghịch ngợm chưa hiểu rõ chuyện đời. (Ảnh minh họa qua Youtube)

Hôm ấy, trên đường đi học về, bọn trẻ chúng tôi thấy người phụ nữ điên tát cá ở ngòi nước ngay cạnh đường đi. Chúng tôi ngay lập tức quây quanh ngòi nước, và gào to “CON MỤ ĐIÊN” với vẻ rất khoái chá. Bị trêu chọc, người phụ nữ điên đột nhiên trừng mắt nhìn lên: “Mất dạy!” Nhưng điều đó chỉ càng làm cho chúng tôi thích chí và gào to hơn. Bực tức, cô ta leo lên bờ, bẻ lấy một cây gậy và đuổi đánh chúng tôi.

Bọn trẻ chúng tôi chạy tán loạn. Vì vội vàng, tôi mắc chân vào bụi cỏ và ngã nhào ra nền đất bẩn, một chiếc dép bị văng xuống ngòi. Vừa đau, vừa sợ, tôi khóc ầm lên…

Người phụ nữ điên chạy nhưng rồi đột ngột dừng lại một thoáng. Tôi càng khóc to hơn. Đột nhiên, cô ngần ngừ cúi xuống đỡ tôi, dỗ dành: “Nín… nín đi… chờ tí… mò dép…” Nói xong người phụ nữ điên mon men xuống ngòi mò tìm chiếc dép của tôi.

Một lát sau, cô kéo tay tôi đang thút thít ra cái ao đầu làng ngay gần đó. Cô rửa sạch đôi dép, rồi ân cần xỏ vào chân tôi, lặng lẽ chẳng nói câu nào. Khi đó, tôi cứ cảm giác hệt như được mẹ chăm sóc, nín khóc từ lúc nào không hay.

Tại sao ai cũng chửi rủa người phụ nữ điên? Câu hỏi ấy mãi về sau này tôi mới hiểu, chân lý đôi khi không thuộc về số đông. Người phụ nữ điên không phải là một con quái vật mà là một con người, một người phụ nữ bất hạnh.

Tôi vẫn hối hận vì không thể nói với người phụ nữ điên một lời cảm ơn cho đến tận khi cô mất: cảm ơn vì đã mò tìm hộ tôi chiếc dép để hôm ấy tôi không bị mẹ đánh đòn; cảm ơn vì đã đem đến cho tôi một bài học, bài học về sự tôn trọng đối với người khác, cho dù người đó là ai đi chăng nữa…

Hy Vọng

Sở thú Sài Gòn đang bị lãng quên

Dù là người Sài Gòn hay dân tứ xứ đến đây sinh sống thì chắc hẳn ai cũng nghe nói đến Thảo Cầm Viên. Thế nhưng, đã bao lâu rồi...

Sài Gòn và những công trình đầu tiên

Sài Gòn – thành phố không bao giờ ngủ, hòn ngọc của Viễn Đông – với lịch sử 300 năm, những công cuộc di dân, khai hoang mở đất, phát triển...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần cuối

Cuộc yết kiến Tổng trấn Lê Văn Duyệt, 2 tháng 9 Ngài Lê Văn Duyệt ngồi trên một cái bục cao có trải chiếu hoa. Chúng tôi tiến gần tới...

Công của Lê Văn Duyệt trong việc đào kinh Vĩnh Tế

Thượng Công Lê Văn Duyệt là nhà quân sự, nhà chính trị song toàn; chí công và nghiêm minh. Ông trị nước bằng cách thương dân, nghiêm khắc bọn quan...

Miếu Và Miễu Ở Miền Quê

Ở miền quê, một trong nhiều nét tiêu biểu về việc cúng tế ở đình, chùa, thánh thất còn là việc cúng miếu và miễu hằng năm. Theo Việt Nam...

Mối tình Kim Cúc – Hàn Mặc Tử

Theo những tài liệu hiện có và theo sự dò hỏi của chúng tôi, từ các thân hữu còn sống của thi sĩ, những người đàn bà thi sĩ đã...

Hành trình ẩm thực Sài Gòn

Khi so sánh với vùng miền khác, người ta thường nói “Ẩm thực Sài gòn không có bản sắc riêng”. Người Sài Gòn bản tính vốn thoải mái, dễ chấp...

Mối tình Nguyễn Kiều (1695-1751) và Đoàn Thị Điểm (1705-1748)

Nguyễn Kiều hiệu Hạo Hiên, người làng Phú Xá, huyện Từ Liêm nay thuộc Hà Nội, là chồng bà Đoàn Thị Điểm. Năm 18 tuổi, đi thi lần đầu, liền...

10 cách bảo quản thức ăn không bị ôi thiu trong mùa hè

Mùa hè là mùa nóng, oi bức chính vì thế các thức ăn trong nhà bạn rất nhanh bị ôi thiu và hư hỏng nặng. Đáng Nhớ sẽ mách cho...

“Sớn sác” hay “Xớn xác”?

Khi nói về người vô ý vô tứ, thiếu suy nghĩ, thường thích tọc mạch, xen vào chuyện người khác để thị phi hoặc thể hiện trong một lĩnh vực...

Sài Gòn – Chợ Lớn 1968

Những hình ảnh đổ nát tang thương về Sài Gòn – Chợ Lớn trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 do sĩ quan Mỹ Jim Giarrusso ghi lại khiến người...

Vì đâu “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím”?

Hơn 60 năm trước, bài thơ “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của nhà thơ Kiên Giang ra đời (1957) đã làm xôn xao dư luận một thời. Bài...

Exit mobile version