Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

2 nhà thờ Con Gà nổi tiếng ở Việt Nam

Hai nhà thờ Con Gà của Việt Nam có tuổi đời gần một thế kỷ, nằm ở hai thành phố du lịch nổi tiếng có tên cùng bắt đầu bằng chữ “Đà”: Đà Nẵng và Đà Lạt.Lưu bản nháp tự động

Nhà thờ Con Gà Đà Nẵng

Lưu bản nháp tự động

Nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng , nhà thờ chính tòa Đà Nẵng là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu nhất của thành phố miền Trung này.

Lưu bản nháp tự động

Nhà thờ được khởi công từ tháng 2/1923 trên khoảng đất trống đường Rue du Museé (nay là đường Trần Phú) do linh mục Vallet thiết kế và chủ làm chủ thầu xây dựng.

Nhà thờ được xây dựng trong thời gian rất ngắn, chỉ sau 1 năm khởi công, đến ngày 10/3/1924 đã làm lễ cung hiến và khánh thành.

Đây cũng là nhà thờ Công giáo duy nhất được xây dựng tại Đà Nẵng thời Pháp thuộc.

Về tổng quan, nhà thờ mang phong cách kiến trúc Gothic với những ngọn tháp cao vút, những vòm cửa quả trám.

Trên nóc nhà thờ, ở vị trí cột thu lôi có tượng một con gà – biểu tượng của nước Pháp – chất liệu hợp kim màu xám dùng làm vật xác định hướng gió. Vì vậy mà nhà thờ này còn có tên là nhà thờ Con Gà.

Sau lưng nhà thờ là hang đá Đức Mẹ được bài trí phỏng theo mẫu hang đá Lourdes ở Pháp.

Bên trong nhà thờ có các tranh ảnh và thánh tượng minh họa theo sự kiện trong Kinh Thánh theo mô-típ các nhà thờ phương Tây.

Các họa tiết trang trí ở mặt trước nhà thờ.

Cận cảnh tháp chuông nhà thờ.

Nhà thờ Con Gà là địa điểm tham quan ưa thích của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến thành phố Đà Nẵng.

Nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt là nhà thờ lớn nhất của TP Đà Lạt. Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại.

Tương tự nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng, nhà thờ Chính tòa Đà Lạt còn có tên gọi dân gian là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh thánh giá của tháp chuông có hình con gà lớn. Con gà này được làm bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong, quay quanh một trục bạc để chỉ hướng gió.

Nhà thờ được xây dựng từ năm 1931 đến 1942, theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo Roma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman. Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m.

Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng nhà thờ hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hòa và chặt chẽ.

Tường nhà thờ có khả năng chịu lực cao, được xây dựng bằng gạch đá dày khoảng 30 – 40 cm. Phần tường ngoài luôn được quét sơn màu hồng, rất hài hòa với cảnh quan thiên nhiên quanh nhà thờ.

Không gian bên trong nhà thờ gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên.

Mặt cắt công trình toát lên vẻ thanh thoát với những vòm cuốn mềm mại.

Cửa sổ nhà thờ được lắp những tấm kính màu do xưởng Louis Balmet danh tiếng ở Grenoble (Pháp) chế tạo, làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần lung linh huyền ảo.

Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự do.

Nhà thờ Con Gà thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến tham quan, đặc biệt vào những dịp lễ của người Công giáo.

Vân ngón trỏ tay phải tiết lộ nhiều điều về bản chất con người

Vân ngón trỏ tay phải tiết lộ nhiều điều về bản chất con người. Chọn ngay vân tay giống với ngón trỏ tay phải của bạn: Kết quả trắc nghiệm:...

Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên năm 1992 – Phần 2

Khám phá thủy điện Hòa Bình, xem phim “cấm” ở Sơn La, tìm hiểu cuộc sống ở Điện Biên… là những trải nghiệm khó quên ở vùng đất Tây Bắc...

Bánh tét ngày Tết

Bánh tét là một nét văn hóa người miền Nam mà hễ bất cứ nơi đâu, trên mâm cỗ ngày Tết hay mâm cơm cúng ông bà, người ta thấy sự...

Nguồn gốc món ngon bún bò giò heo

Nổi tiếng hơn cả trong các món ăn bình dân ở Huế vẫn là món bún bò, hay gọi một cách đầy đủ là “bún bò giò heo”. Hương vị...

Chương trình “Lính hát lính nghe”

Mấy lúc gần đây, trên mạng xã hội (facebook) đã có vài bài viết nhắc lại các câu chuyện về Văn nghệ – truớc 1975 như các sinh hoạt của...

Bao la và yên ắng của Đà Nẵng năm 1991 – 1992 – Phần 2

Xe khách chạy bằng củi, làm pháo từ sách cũ, sửa xe đạp trên đường tàu… là những hình lạ về Đà Nẵng năm 1991 – 1992 của nhiếp ảnh...

Nhạc sĩ Trường Sa, phận đời thứ hai và những tác phẩm mới

Có những câu hỏi, tôi tự đặt ra khi nghe xong một loạt những bản nhạc của nhạc sĩ Trường Sa. Là, hình như có một điều gì của đời...

Sự thật kinh hoàng về tục hiến tế người thời xưa

Hiến tế con người là việc làm rùng rợn, đẫm máu mà nhiều nền văn minh cổ xưa thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, những...

Hành Trình Dài 500 Năm Của Cây Bút Chì

Không chỉ là dụng cụ học tập ngay từ thuở chập chững tới trường mà bút chì còn là công cụ thường ngày của các kiến trúc sư, các nhà...

Họa tiết “Ðôi Mắt Tĩnh Lặng” trên tháp Champa Bình Định

Tháp Champa! Kalan Champa! Huyền bí và kiêu hãnh! Trang trọng và im lặng nhân gian đoán tới đoán lui vẫn chưa biết hết về Champa! Bức tường gạch đỏ...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Các Giải Văn Chương Ở Miền Nam Trước 1945

Trong các thập niên của đầu thế kỷ 20, một số các tư nhân và các Hội học ở miền Nam Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức các...

Exit mobile version