Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 quán chè người Hoa ngon nức tiếng tại Sài Gòn

1. CHÈ HÀ KÝ

Nằm trên đường Châu Văn Liêm (quận 5), chè Hà Ký là một trong những quán chè người Hoa nổi tiếng nhất Sài Gòn. Hà Ký bắt đầu bán từ 2 giờ chiều đến tận khuya, khoảng 11 – 12 giờ, thu hút đủ thực khách từ bình dân đến “sang chảnh”. Không ít các ngôi sao nổi tiếng cũng yêu mến quán chè này và thường đến ăn sau khi diễn xong.
Ảnh: zing
Món đặc sắc nhất ở Hà Ký là hột gà trà. Hột gà sẽ được nấu với trà đen cho đến khi nước trà ngấm tận vào lòng đỏ. Khi ăn, phần lòng trắng sẽ chuyển sang màu nâu, dai và có vị chát của trà rõ rệt. Phần lòng đỏ vẫn có độ bùi và béo nhưng không còn ngấy mà thơm đậm đà hương trà đen, tạo cho người ăn cảm giác vừa lạ vừa quen.
Ảnh: zing
Phần nước trà khi dọn ra với trứng có lẽ là một loại nước dùng chè ngon và đặc sắc nhất. Nó không chỉ có vị ngọt mà còn có vị chát, vị thơm, lạnh mát của nước đá, khiến người dùng cứ thèm thuồng mãi không thôi. Các món ở Hà Kí có giá từ 15.000 – 33.000 đồng, tương đối bình dân.

2. CHÈ THANH TÂM

Với tuổi đời hàng chục năm, quán Thanh Tâm tọa lạc trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận 5) cũng là một quán chè người Hoa nổi tiếng trên đất Sài Gòn. Xuất phát điểm của quán chè này chỉ là một xe gỗ nhỏ nhưng qua thời gian, hiện quán đã có hẳn một cơ ngơi khang trang, sáng bật cả một góc phố. Món nổi tiếng ở Thanh Tâm là chè đậu hũ hạnh nhân, cao quy linh và hột gà lạnh.
Đậu hũ hạnh nhân là một dạng thạch như rau câu nhưng mềm hơn, có vị hạnh nhân thơm lừng dùng kèm với nước đường phèn và phải dùng lạnh mới thật ngon. Chè hạnh nhân khi dọn ra được cắt thành khối vuông vừa ăn, có màu trắng đục, nước trong veo ngọt thanh thoát. Những ai đã trót thích nghiện loại chè ăn, lâu không được ăn lại thèm, nhất là vào những tối trời hanh háo, oi nồng.
Ảnh: diadiemanuong
Cao quy linh ở Thanh Tâm được dọn kèm với sữa đặc, sữa béo, để cái ngậy ngọt làm giảm đi chất đắng đặc trưng trong thạch cao quy linh. Người ăn không quen, sẽ chê rằng món này không “đúng chuẩn”, thế nhưng đây thật sự là một sự sáng tạo thông minh, để món cao quy linh phù hợp hơn với giới trẻ.
Ảnh: flick.com
Chè ở Thanh Tâm dao động từ 18.000 – 44.000 đồng. Ngoài chè, quán có bán thêm các loại cá bò viên chiên để ăn vặt, thích hợp với giới trẻ. Quán bán từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm.

3. CHÈ TƯỜNG PHONG

Được đánh giá là quán chè đậm chất “Hoa” nhất trong những quán chè Hoa nổi tiếng Sài Gòn. Chè Tường Phong khiêm tốn nép mình trong một con đường nhỏ ở quận 5 có tên An Điềm, không gian bên trong bày biện khá đơn giản. Chè Tường Phong nấu vị thanh hơn các quán chè Hoa khác và đặc biệt nổi tiếng với món đậu hũ hạnh nhân, chè mè đen và đu đủ tiềm.
Ảnh: meoac.info
Ảnh: meoac.info
Chè mè đen là một món ăn kinh điển mà có lẽ gia đình người Hoa nào cũng một lần phải nếm qua. Chè có dạng bột sệt, đen đặc, được nấu từ mè đen xay nhuyễn. Khi mới dọn ra, nhìn hỗn hợp sệt đặc, đen quánh, ai mới lần đầu dùng cũng ái ngại. Thế nhưng, khi đã nếm thử, cảm nhận được độ ngậy, thơm của chè ta mới hiểu rằng vì sao có nhiều người rất nghiền. Món này nên dùng nóng mới ngon, thơm rõ và không ngấy.
Ảnh: meoac.info
Đủ đủ tiềm là một trong những loại chè đặc trưng mà hiếm có nền ẩm thực nào có được. Đu đủ muốn tiềm cho ngon phải chọn loại vừa chín tới, không quá mềm nhưng đã bắt đầu có vị ngọt. Đu đủ được cho vào thố đá, nấu lửa nhỏ với nước đường phèn. Quá trình ninh đu đủ với nước đường ở lửa nhỏ như thế gọi là “tiềm”. Khi dọn ra, đu đủ không còn là một loại trái cây đơn thuần nữa mà đã trở thành một món ăn mềm, ngọt đầy tinh tế.
Tường Phong bán từ 7 giờ tối đến hơn 10 giờ là đóng cửa, giá từ 10.000 – 28.000 đồng một phần.
Chè đu đủ tiềm. – Ảnh: meoac.info

4. XE CHÈ TRONG CHỢ THIẾC

Chợ Thiếc nằm trên đường Tân Phước, quận 11, cũng là một chợ lớn nổi tiếng trong cộng đồng người Hoa. Tại đây, cứ khoảng tầm chiều tối, khi các sạp hàng đã dọn gần hết, chạy sâu vào trong sẽ thấy một chiếc xe gỗ truyền thống đúng chất Trung Hoa, chất trên tủ kính là những sống chén đá màu xanh dương sẫm, những miếng rau câu màu sắc bắt mắt. Đó là xe chè Hoa rất “nổi danh” ở khu này.
Xe chè đã tồn tại gần hai chục năm, người bán hay người ăn đều giữ cái nếp thanh tao, nhẹ nhàng và từ tốn. Ly uống nước trà tráng miệng vẫn dùng những chiếc ly nhôm cũ kĩ, cả chiếc xe gỗ cũng thấy được màu của thời gian. Cái ngon của xe chè này đó là sự cổ điển. Những nét Sài Gòn xưa, phố người Hoa xưa, dường như đọng lại ở đây, nơi này như chưa từng có năm tháng đi qua vậy.
Ảnh: diadiemanuong.com
Xe chè nổi tiếng với món bo bo trứng cút. Hạt bo bo được nấu nhừ trong nước đường, dọn trong ly kèm với trứng cút luộc đã bóc vỏ. Món ăn khá lạ miệng với người Việt nhưng cũng rất đáng để dùng thử vì vị tương đối dễ ăn, bùi bùi ngọt lịm. Giá các món chè từ 6.000 – 20.000 đồng.

5. CHÈ TÀU CỘT ĐIỆN

Nằm ngay góc đường Tống Duy Tân và Trần Hưng Đạo B (quận 5), xe chè nằm khuất bên trong và để tìm ra nó bạn nên tìm cái…cột điện ngay góc đường trước tiên. Xe chè rất nhỏ, bàn ghế cũng nhỏ nốt và khu này vốn nhiều hàng quán vỉa hè nên nếu không rà xe kĩ sẽ dễ chạy lố mất.
Ảnh: vietfree.ogr
Quán chè không có tên, nhưng về độ “già” thì đây có thể là xe chè cao tuổi nhất trong danh sách này khi tồn tại đã gần nửa thập kỉ. Quán có thực đơn rất đơn giản, với hai mặt in cả tiếng Việt và tiếng Hoa, các món như đậu hũ hạnh nhân, cao quy linh, chè mè đen… xe đều có. Những món “đinh” của xe chè mà bạn nên nếm thử khi đến đây là bạch quả trứng cút, nhãn nhục táo đỏ, bạch quả bo bo trứng cút.
Ảnh: datmon.vn
Ảnh: datmon.vn
Xe chè nhỏ, cũ kĩ, khó tìm, nhưng không đêm nào là không nghẹt khách. Quán bán muộn, tầm khoảng 7 giờ tối và đến khoảng 11 giờ là hết chè. Chè ở đây giá rất bình dân, chỉ từ 10.000 đồng

Vùng Lĩnh Nam lập quốc từ thời Đường Ngu

Đường Ngu tức là vua Nghiêu họ Đào Đường ( 2337 TCN–2258 TCN) và vua Thuấn họ Hữu Ngu. Tam Đại tức 3 đời Hạ (bắt đầu từ vua Vũ),...

Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục

“Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục” là khí tiết của kẻ sĩ, người có đức hạnh cao thượng thời xưa. Họ coi nhân cách, sự tôn nghiêm cao hơn...

Bảng đối chiếu tên đường phố Sài Gòn thời Pháp thuộc, VNCH và hiện tại

Sau năm 1975, khoảng gần 1/3 tên đường của Sài Gòn cũ đã được thay đổi… Stt Thời thuộc Pháp  Thời VNCH Hiện tại 1. Boulevard Bonard Lê Lợi Lê...

Tập bản đồ hành chính các tỉnh Trung kỳ 1909

Rút từ tập Atlas General L’Indochine Francaise xuất bản 1909 Bình định, Bình thuận, Đắc lắc, Hà tĩnh, Khánh hòa, Nghệ an, Phan rang, Phú yên, Quảng bình, Quảng nam,...

Sài Gòn – Chợ Lớn 150 năm trước qua ảnh của J.C. Baurac

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của đô thị...

Trịnh Hưng – Nhạc Sĩ “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy…”

Không những chỉ nổi tiếng với bài hát Lối Về Xóm Nhỏ, Trăng Soi Duyên Lành.. từng được rất nhiều ca sĩ trình bày, nhạc sĩ Trịnh Hưng còn được...

Biểu tượng Tiên-Rồng

Hiện nay người Việt rất hãnh diện và tự hào nhận mình là con Rồng Cháu Tiên. Các tộc phía nọc, dương Lửa mẹ nhận mình là Con Tiên Cháu...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 7/25 – Trò chơi xí cột của các đại danh từ Mã Lai

Chúng tôi không biết ở Trung và Bắc có trò chơi xí cột hay không nên phải giải thích sơ qua vài dòng. Trò chơi thường xảy ra ở một...

Chùa Nôm – Trường tồn với thời gian

Tương truyền, xưa kia ở vị trí của chùa Nôm vốn có một am nhỏ nằm giữa rừng thông cổ thụ, sau này trở thành chùa. Vào năm 1680, chùa...

Vua Gia Long đã khai thác biển Đông như thế nào?

Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn – ngay khi lên ngôi, đã thể hiện một tầm nhìn xa đối với chủ quyền biển đảo –...

Nhất Dương Chỉ, Nhị Thiên Đường…

Người miền Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến thập niên 1970 đều biết đến thương hiệu “Nhị Thiên Đường” của nhà thuốc cùng tên trên đường Triệu Quang...

Chào em những ngày cuối đông

Này em, trời lạnh rồi đó. Buổi sáng thức dậy anh bỗng nhớ về em, nhiều hơn một chút. Chỉ còn vỏn vẹn mười lăm ngày nữa là kết thúc...

Exit mobile version