Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các điểm tham quan ở Hà Nội đông khách du lịch quốc tế trở lại

Sau nỗ lực phòng chống dịch bệnh do virus corona (Covid-19) gây ra, những ngày gần đây lượng du khách tại Hà Nội đã có xu hướng tăng dần trở lại. Đặc biệt, nhiều du khách quốc tế tỏ rõ sự thoải mái và tin tưởng trong suốt quá trình tham quan ở Thủ đô.

Theo thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, lượng khách du lịch trên địa bàn thành phố đến nay đã đạt từ 50-70% so với thời điểm không có dịch virus corona. Trong đó thị trường du khách đến từ châu Âu tăng mạnh.

 

Các điểm đón khách du lịch là các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn Hà Nội hiện nay đều đã mở cửa hoạt động trở lại theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 43/TB-VPCP ngày 06/02/2020, Công điện số 463/CĐ-BVHTTDL ngày 06/02/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Nhiều công ty lữ hành như: Hanoitourist, Vietrantour, Hanoi Redtour… bắt đầu có chính sách tìm hướng mở rộng thị trường, chủ động đón khách từ châu Âu, Mỹ, Australia… đến Hà Nội và ngược lại.

 

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp như phòng, chống dịch bệnh do virus corona, bảo đảm điểm đến an toàn, tái cơ cấu thị trường khách, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh công tác quảng bá… sẽ góp phần giúp du lịch Hà Nội vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh để phục hồi và hướng đến mục tiêu tăng tốc trong thời gian tới.

 

Thực tế là trong thời gian qua, ngoài lượng khách Trung Quốc giảm mạnh, các thị trường khác tăng đều như du khách Nhật Bản tăng 200%, Ấn Độ tăng 65%. Đặc biệt, thị trường khách châu Âu đang tăng trưởng rất ấn tượng.

 

Riêng đối với khách du lịch đến từ Trung quốc cũng như các vùng có dịch đang thực hiện chương trình du lịch tại Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối và hỗ trợ cho du khách khi kết thúc tour mà họ chưa trở về nước.

 

Theo quan sát của phóng viên Dân Việt, tại khu vực Hồ Gươm, đông đảo du khách thoải mái khi di chuyển tham quan, mua sắm mà không cần đến khẩu trang.

 

Để có kết quả này là do nhiều doanh nghiệp đã chủ động ngay từ những ngày sát Tết, khi có thông tin dịch bệnh bùng phát đã thống nhất với du khách hủy toàn bộ các tour Trung Quốc khởi hành dịp Tết Nguyên đán và các sản phẩm khởi hành trong quý I/2020 nhằm đảm bảo an toàn cho khách. Một số doanh nghiệp lữ hành cũng đã quyết định hoàn tiền 100% cho khách hàng đã đăng ký các tour Trung Quốc cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn.

 

Hai du khách đến từ Anh cho biết: “Trước khi đến Việt Nam du lịch, chúng tôi nghe thông tin qua truyền thông và được khuyến cáo về cách phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên tôi cảm thấy rất thoải mái và an toàn khi đi du lịch tại đây”.

 

Ở các điểm du lịch ở Thủ đô đều rất đông khách quốc tế.

 

Thời gian tới, cùng với việc tập trung kiểm soát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, Sở Du lịch Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền và khuyến cáo người dân, khách du lịch về dịch bệnh; chỉ đạo các cá nhân, đơn vị, tổ chức kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố chủ động hủy tour, không tổ chức các đoàn khách du lịch tới các nơi đang có dịch, người mắc bệnh và không đón khách du lịch từ vùng có dịch vào thành phố.

 

Cùng với đó, chủ động phòng, chống dịch cho khách du lịch và cán bộ, nhân viên tại khách sạn, điểm đến du lịch, trên xe vận chuyển khách du lịch, nhà hàng phục vụ khách du lịch. Tiếp tục tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch tại một số điểm đến du lịch và cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố.

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Nguồn gốc của câu “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”

Khi tôi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi khi phê phán Nho giáo và chế độ phong kiến, thầy cô thường đem câu nói: “Quân sử thần tử, thần...

Vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học đúng nghĩa, tức không phải chuyên ngành. Nhưng tôi lâu lâu có làm thơ và thỉnh thoảng hay viết lách. Chính cái...

Lăng tẩm Hoàng gia nhà Minh – Thanh

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Lăng tẩm hoàng gia Minh – Thanh là Di sản văn hóa thế...

Nhạc sĩ Tuấn Lê – Tác giả bài hát Hờn Anh Giận Em nổi tiếng một thời

Thỉnh thoảng, trong những băng cassette trước 75, và ngay cả những album nhạc được thực hiện sau này, từ trong nước đến hải ngoại, vẫn thường có những ca...

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (4/7) – Chương III. – Nghiên cứu hóa sinh – giá trị thực phẩm của nước mắm

“Sự phong phú về đạm toàn phần hoặc tốt hơn về đạm hữu cơ tạo ra giá trị thực phẩm của một loại nước mắm và, do đó, làm nên...

Bí Mật Phong Thủy

Phong thuỷ thoạt nghe tưởng chừng mê tín, kỳ thực đó là một trong những sản phẩm trí tuệ của người Trung Quốc cổ xưa Lời nói đầu Tại các...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ – Thi sĩ của đồng quê

Chỉ thuần túy đọc lời các nhạc phẩm của Hoàng Thi Thơ, ta có thể quả quyết ông chính là một Thi sĩ của đồng quê … Sinh ra trong...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 7/9 – Hồi tây mới qua

Đây phải đâu chỉ có bọn dọn bàn làm bá chủ tại Sài Gòn thưở giao thời, khi Tây mới qua. Tiếp theo còn những giới đặc sắc nhứt -...

Bên trong Dinh Độc Lập

 Nội thất tráng lệ của Dinh Độc Lập thập niên 1920 qua loạt ảnh tư liệu của người Pháp Dinh Toàn quyền hay Dinh Norodom tại Sài Gòn thập niên...

Quốc trưởng Bảo Đại ở Lạng Sơn năm 1950

Vào ngày 3/2/1950, cựu hoàng Bảo Đại, khi đó là Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp đã đến Lạng Sơn để tham dự một lễ tưởng...

Lào Cai năm 1906 qua ống kính Marthe Imbert

Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về thị trấn Lào Cai năm 1906 do nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Marthe Imbert thực hiện. Thị trấn Lào...

Exit mobile version