Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chùa Vĩnh Nghiêm – ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn

Tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa thu hút lượng du khách đông đảo hàng đầu của Sài Gòn.

Chùm ảnh: Chùa Vĩnh Nghiêm – ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn

Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn.

Người sáng lập chùa là hai Hòa thượng Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm đến từ miền Bắc. Tên chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn được đặt theo tên một ngôi chùa gỗ cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Tạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là một ngôi chùa kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Người thiết kế chùa là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng với sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu… Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè. Khi đó người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hòa về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, hoàn toàn do các Phật tử đóng góp.

Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm, Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường…

Sau khi hoàn thành, chùa tọa lạc trên một khuôn viên rộng thoáng, diện tích khoảng 6.000 m2. Kiến trúc chùa chịu ảnh hưởng từ các ngôi chùa cổ miền Bắc Việt Nam, nhưng xây bằng kỹ thuật và vật liệu xây dựng thời hiện đại.

Tam quan chùa là một công trình khá đồ sộ, kiến trúc theo kiểu truyền thống với các tầng mái ngói đỏ có đầu đao uốn cong. Năm 2005, do thành phố thực hiện dự án mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cổng Tam quan của chùa đã được di dời vào bên trong, đến vị trí hiện tại.

Tòa nhà trung tâm của chùa bao gồm một tầng lầu và một tầng trệt. Tầng trệt được chia làm nhà thờ Tổ, giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học (vì chùa là cơ sở của trường cơ bản Phật học)…

Trước tòa nhà trung tâm là tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bề thế.

Từ dưới sân có ba cầu thang rộng gồm 23 bậc, dẫn lên tầng trên, nơi có Phật điện.

Phật điện được kiến trúc theo kiểu chữ công (工), các góc mái đều uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc. Chính giữa đỉnh nóc có Bánh xe pháp luân.

Hình linh vật ở các góc Phật điện.

Toàn cảnh không gian bên trong Phật điện. Những công trình chạm khắc gỗ ở đây khá tinh xảo với bao lam tứ linh, bao lam cửu long…

Chính giữa Phật điện là bàn thờ Phật Thích Ca.

Hai bên có Bồ Tát Văn Thù (bên trái) và Bồ Tát Phổ Hiền (bên phải).

Hậu cung của Phật điện có gian thờ Tổ và những vĩ nhân có công với đất nước.

Dọc theo tường hai bên Phật điện có các tranh La Hán.

Ở hàng hiên hai bên lối vào, mỗi bên có một pho tượng Kim Cang khá lớn.

Bên ngoài Phật điện, phía tay trái có một gác chuông.

Bên trong treo một đại hồng chung có đường kính 1,8 m, đúc năm 1971, do các Phật tử dòng Tào Động ở Nhật Bản tặng trước năm 1975 để cầu nguyện cho Việt Nam sớm hòa bình.

Các tòa Bảo tháp làm nên điểm nhấn kiến trúc cho chùa, nổi bật là Tháp Quán Thế Âm, có lối vào nằm bên phải Phật điện. Công trình này gồm 7 tầng, cao gần 40 m, được xây cùng lúc với chùa.

Tháp hình vuông, mỗi cạnh đáy 6 m. Đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn và những hình khối tròn gọi là Long xa và Quy châu.

Đây là ngôi tháp đồ sộ thuộc hàng bậc nhất trong các ngôi bảo tháp của Phật giáo Việt Nam.

Tháp Xá Lợi Cộng đồng xây phía sau chùa, có 4 tầng, cao 25 m dựng năm 1982, hoàn thành năm 1984. Tháp cũng được xây theo một kiểu khá độc đáo. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người đã khuất mà thân nhân của họ gửi và gìn giữ ở chùa.

Tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm cạnh Tam quan, được khánh thành vào tháng 12/2003, cao 14 m, là tháp thờ cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm, một trong hai vị cao tăng có công sáng lập chùa. Đây được xem là ngôi tháp đá đầu tiên ở miền Nam, và cũng là ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam tính đến nay.

Giới kiến trúc đánh giá, chùa Vĩnh Nghiêm là một trong số công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20.

Đây cũng là ngôi chùa thu hút lượng du khách tham quan, chiêm bái hàng đầu của Sài Gòn ngày nay.

“Thằng” bố vợ tôi

Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu...

Miếng trầu là đầu câu chuyện

Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng...

Bích Câu Đạo quán – nơi luyện phép trường sinh ở Thăng Long xưa

Dù ngày nay nước ta không còn bóng dáng các đạo sĩ tu tiên theo học thuyết Lão Trang, Bích Câu Đạo quán vẫn là chứng tích độc đáo về...

Nếu giải được 3 trong số 10 câu đố này là bạn đã giỏi lắm rồi đấy

Bộ não của chúng ta cần phải được luyện tập thường xuyên để luôn nhạy bén và khỏe mạnh, cũng giống như việc cơ thể sở hữu cơ bắp thì...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 4 (cuối) – Tính tình, văn hóa và tục lệ

Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng tôi đã nói trước đây. Vì thế mà dân xứ này không ưa và...

8 công trình đầu tiên của Sài Gòn xưa

Khách sạn Continental, nhà hát Thành phố, Bệnh viện Chợ Quán, Bưu điện trung tâm... là những công trình đầu tiên được xây tại vùng đất Sài Gòn Gia Định...

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Nhạc sĩ Thanh Bình qua đời năm 2014 khi không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là...

Nghĩa của thành ngữ “Đầu Ngô mình Sở”

Tại sao người ta hay nói “đầu Ngô mình Sở” mà không nói “đầu Yên mình Triệu” hoặc không dùng nước nào khác? Sở dĩ nói đầu Ngô mình Sở...

Kiến trúc độc đáo của đình Minh Hương Gia Thạnh ở Chợ Lớn

Ngoài ý nghĩa là một di tích của xã Minh Hương, nơi thờ tự hương hỏa của người Minh Hương, đình Minh Hương Gia Thạnh có giá trị về nghệ...

Dinh thự cổ tráng lệ bậc nhất Sài Gòn xưa

 Do quy mô quá to lớn với nhiều phòng ốc nên người Sài Gòn còn gọi dinh thự của chú Hỏa là căn nhà 99 cửa… Tọa lạc tại số...

Văn hóa – Văn học của Sài Gòn 300 năm

300 năm, một thời gian quá ngắn với các thành phố khác, nhưng đằng sau 300 năm là mấy nghìn năm, là lịch sử, là văn hóa của toàn dân...

Lịch sử Đồ Sơn – Vũ Bằng

Ngài có biết lịch sử Đồ Sơn không? Cái bãi biển thu hàng triệu bạc mỗi vụ hè, nguyên là một ổ trộm cướp không đáng đồng xu nhỏ! Đó...

Exit mobile version