Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá nhà thờ gỗ 300 năm tuổi không dùng đinh cực lạ

Các kiến trúc sư sử dụng kỹ thuật tra mộng để xây nên nhà thờ bằng gỗ cao nhất thế giới vào thế kỷ 18.

Công trình tổ hợp Kizhi Pogost ở trên đảo thuộc Cộng hòa Karelia, Nga, bao gồm hai nhà thờ bằng gỗ và tháp chuông bát giác xây vào thế kỷ 18. Trung tâm của tổ hợp là nhà thờ Hiển dung với 22 mái vòm và một bức tường gỗ lớn bao gồm 102 bức tranh Thánh. Nhà thờ đồ sộ này cao khoảng 37m và xây hoàn toàn từ gỗ, nằm trong số những kiến trúc gỗ cao nhất thế giới.


Nhà thờ Hiển dung, tháp chuông và nhà thờ Chuyển cầu. (Ảnh: Amusing Planet).

Nhà thờ Hiển dung được xây vào tháng 6/1714, sau khi nhà thờ cũ bị cháy rụi do sét đánh. Cấu trúc chính của nhà thờ là những lõi gỗ thông tròn đường kính khoảng 30cm và dài 3 – 5m. Hàng nghìn khúc gỗ để xây dựng được chuyển tới từ đất liền, công việc khá phức tạp ở thời đại đó.

Theo truyền thống nghề mộc ở Nga đương thời, nhà thờ Hiển dung không sử dụng chiếc đinh nào. Toàn bộ cấu trúc đều được thực hiện bằng cách lắp ghép tra mộng với lõi gỗ theo chiều ngang, lồng khớp vào nhau ở các góc. Nền móng của nhà thờ là một khung 8 mặt cùng 4 sàn ở các mặt gọi là “prirub”. Prirub phía đông có hình ngũ giác và là nơi đặt bệ thờ. Hai cấu trúc nhỏ hình bát giác được đặt trên cấu trúc chính có hình dạng tương tự. Nhà thờ được bao phủ bởi 22 mái vòm có hình dạng và kích thước khác nhau trải dài từ đỉnh đến các mặt. Mái nhà thờ được làm từ những tấm gỗ vân sam và phần vòm ốp gỗ cây dương lá rung. Thiết kế phức tạp này cũng cung cấp hệ thống thông gió hiệu quả giúp duy trì tuổi thọ cho gỗ.

Nhờ thờ Hiển dung được xây để sử dụng vào mùa hè nên không có hệ thống sưởi. Nằm liền kề trong quần thể Kizhi Pogost là nhà thờ Chuyển cầu với 9 mái vòm, ra đời năm 1764. Vào thế kỷ 19, hai nhà thờ được trang trí bằng tấm gỗ và một số bộ phận bọc phép. Sau đó, công trình được khôi phục như thiết kế ban đầu vào thập niên 1950.

Lá dó

Bài này nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người được lâu dài. Nước Tống có...

Tâm trạng hoài hương trong Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội(Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)… thì Thuyền viễn...

Canh chua cá và tiếng ầu ơ…

Ra ngoài ao bắt lên con tra, xuống vườn rau bẻ vài cây rau ngổ, cắt nhánh bạc hà, hái trái me chua… Một nồi canh mùi thơm bốc lên...

Cuộc cải cách để bành trướng toàn cầu của quân đội Trung Quốc

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu cải cách cùng với cả đất nước này từ cuối thập niên 1970. Động cơ khác thúc đẩy cải cách quân đội là...

Chuyện về sĩ tử đỗ Trạng nguyên nhờ am hiểu Phật Pháp

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, ngôi vị Trạng nguyên luôn được nhiều sĩ tử nhắm đến. Người đỗ Trạng nguyên thường phải tinh thông kinh điển Nho gia,...

Thói “Ăn” nếp “Ở” của vgười Việt qua cách nói

- Thói ăn: Không biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm...

Miếu Và Miễu Ở Miền Quê

Ở miền quê, một trong nhiều nét tiêu biểu về việc cúng tế ở đình, chùa, thánh thất còn là việc cúng miếu và miễu hằng năm. Theo Việt Nam...

Nức tiếng Quán mì Thiệu Ký (Tư Ky) hơn 80 năm giữa lòng Sài Gòn

Chẳng ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này theo bước chân di cư của người Hoa sang nước...

Tục vác kiếm thời xưa

Bản sắc không phải là điều gì quá to tát lớn lao như những mỹ từ trước nay người ta từng ca ngợi: “hiền lành, giản dị, thuần nông, yêu...

Kiến trúc cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ nằm ở phía tây Tử Cấm Thành trong Kinh Thành Huế, phía trước cung Trường Sanhvà phía sau điện Phụng Tiên. Cung Diên Thọ được dùng làm...

Bốn nỗi oan của Triệu Đà

Trong sử Việt có lẽ không có vị đế vương nào lại phải chịu tiếng oan ức như Triệu Đà. Oan không phải vì những gì Triệu Đà đã làm,...

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn từ xưa đến nay được cho là mang tên 5 bà vợ của...

Exit mobile version