Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kiến trúc chùa Trung Quốc: Đặc điểm và hệ thống bài trí tượng thờ

Trung Quốc được biết đến là một trong những cái nôi lâu đời của văn hóa Phật giáo. Cùng khám phá đặc điểm kiến trúc và hệ thống bài trí tượng thờ bên trong những ngôi chùa Trung Quốc.

Tu viện hoặc chùa Phật giáo Trung Quốc được thiết kế theo phong cách của các cung điện hoàng gia và mang rất ít sự tương đồng với các ngôi chùa ở Ấn Độ hoặc các quốc gia Phật giáo khác. Chúng thường được chia thành ba khối nhà trên cùng một mặt sân. Tu viện, giống như các công trình kiến trúc khác của Trung Quốc, thường hướng Nam.

Sảnh trước của chùa Trung Quốc

Bước vào sảnh trước, chúng ta sẽ nhìn thấy bốn phù điêu khổng lồ, thường được làm từ gỗ, đặt hai bên cửa. Đó là Tứ đại thiên vương- Thần bảo vệ của bốn phương và sảnh này cũng được đặt theo tên gọi của bốn vị Thiên vương này. Hình ảnh Tứ đại thiên vương là tương đồng với hai vị Hộ pháp- ông Thiện và ông Ác trong kiến trúc chùa Việt.

Cũng trong sảnh này, là tượng Đức Phật Di Lặc- tốt bụng và luôn được yêu mến, được người Trung Quốc gọi là ‘Đức Phật cười’ hay “Tapao Mi-Lei-Fwo”, với thân hình mập mạp, miệng cười lớn và mắt nhìn về phía lối vào. Ngay phía sau Phật Di lặc, là một bức tường lớn- như một tấm bình phong ngăn cách với kiến trúc trong chùa. Sau tường là tượng Thần Wei-to- người bảo vệ của Phật giáo và Tín ngưỡng. Ông mặc áo giáp đầy đủ và tay cầm một cây chùy hoặc một loại vũ khí hình vương trượng chống xuống mặt đất. Wei-To, cũng một vị tướng thuộc Tứ đại Thiên vương, và cũng được gọi với danh hiệu ‘Thần bảo vệ các kinh Phật’. Anh ta luôn đứng đối diện với lễ đường chính được gọi là “Đại Hùng bảo điện”, ngăn cách với sảnh trước bằng một khoảng sân.

Đại Hùng bảo điện của chùa Trung Quốc

Trong Đại Hùng bảo điện, trên bàn thờ, chính giữa là tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và hai đệ tử của ngài- Anan và Ca diếp. Ngoài ra, chùa có thể thờ một số vị khác tùy thuộc theo không gian. Trong hầu hết các chùa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được miêu tả với khuôn mặt rất hiền từ với hai đệ tử của mình bên cạnh. Còn ở các ngôi đền Phật A Di Đà có tượng Phật A Di Đà ở trung tâm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Dược Sư ở hai bên. Ở bên phải và bên trái của bàn thờ chính, là hai vị Bồ tát vĩ đại là Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền.

Hai bên tường phía đông và phía tây của Đại Hùng bảo điện thường là tượng của Mười tám vị La hán- những vị sở hữu nhiều loại sức mạnh siêu nhiên. Dọc theo bức tường phía bắc là hình của Nhiên Đăng Cổ Phật- vị Phật cổ đại đã tiên đoán Phật tánh của Thích Ca Mâu Ni và các vị Bồ tát nổi tiếng khác như Bồ Tát Quán Thế Âm, Phổ Hiền, và Địa Tạng Vương. Chính tại Đại Hùng Bảo Điện, Phật tử sẽ cầu khấn và cúng dường hoa, trái cây đặt trên bàn thờ chính.

Tăng phòng của chùa Trung Quốc

Khối kiến trúc thứ ba là Tăng phòng- thường được chia thành nhiều phòng nhỏ hơn. Trung tâm thường là bàn thờ một vị Phật hoặc một vị Bồ tát, bên phải là bài vị của vị sư sáng lập chùa, còn bên trái có thể là Phòng giảng đạo hoặc phòng thiền. Ở bên cạnh hoặc phía sau những tòa nhà chính này là khu sinh hoạt, khu vực ăn uống và nhà bếp.

Theo Buddhanet.net

Trần Mộng Tú, nhà thơ Việt đầu tiên vào sách giáo khoa Trung học Mỹ

Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dạy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một...

Tết ở Hà Nội năm 1994 qua ống kính Bruno Barbey

Làng chài bên vịnh Hạ Long, giã gạo ở Tây Nguyên, đồn điền cao su An Lộc… là loạt ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Đông Dương khoảng...

Xã hội hoàng quyền xưa không cần có hiến pháp

Vì sao mãi đến tận cuối thế kỷ 18 thì bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại mới xuất hiện? Tại sao xã hội hoàng quyền phương...

Nguồn gốc của Âm Lịch và Tử vi

Hầu như dân ở các nước Việt, Hàn, Nhật, và Trung quốc nơi khai sinh ra khoa lịch số, đều biết nhiều hay nghe nói về âm lịch, dù có...

Lịch sử ra đời các băng nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh

Những người yêu nhạc vàng và thích nghe loại thu âm hồi trước năm 1975 đánh giá rất cao những băng nhạc Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh thực hiện...

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng...

Tại sao lại gọi là “Tẩy” đá?

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe người nào đó xin kèm một “tẩy” khi gọi nước chưa? “Tẩy” này có phải ‘tẩy bút chì”, “tẩy chay” không nhỉ?...

Nhớ còi tàu tuyến xe lửa Đà Lạt Tháp Chàm

“Những chiều nghỉ học, tôi hay tới,/ Đón chuyến tầu đi, đến những ga./ Tôi đứng bơ vơ xem tiễn biệt,/ Lòng buồn đau xót nỗi chia xa”. Đó là...

Đều như vắt tranh là gì?

Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh". Nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được. Nguồn gốc...

Hữu xạ tự nhiên hương là gì?

Hữu xạ tự nhiên hương là gì? Ẩn ý khi sử dụng thành ngữ này như thế nào. Có thể nói, thành ngữ là chiếc hộp chứa đựng những tri...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 22

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Exit mobile version