Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lăng mộ danh y Hải Thượng Lãn Ông

Lăng mộ danh y Hải Thượng Lãn Ông là một quần thể kiến trúc hoành tráng và uy nghi, tọa lạc ở một địa thế rất đẹp.

Nằm ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, lăng mộ của danh y Hải Thượng Lãn Ông là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của tỉnh Hà Tĩnh.

Được tôn tạo và khánh thành năm 2004, lăng mộ là một quần thể kiến trúc hoành tráng và uy nghi, gồm nhiều công trình khác nhau như trụ biểu, nhà bia, nhà tiền tế, mộ phần… tọa lạc ở một địa thế rất đẹp.

Truyền thuyết kể lại rằng, sinh thời Hải Thượng Lãn Ông thường thả diều trên các đỉnh gần nhà và ông dặn dò con cháu đến lúc diều rơi ở đâu thì khi ông mất an táng ông ở đó.

Theo lời căn dặn ấy, mộ của ông bây giờ nằm ở chân núi Cánh Diều thuộc dãy núi Minh Tự, lưng tựa núi, mặt hướng ra sông Ngàn Phố.

Ngôi mộ nằm trên một triền dốc thoai thoải, được thiết kế theo hình dáng của một ngôi nhà truyền thống, thẳng hướng với đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Tự.

Hải Thượng Lãn Ông (nghĩa là “Ông già lười Hải Thượng”) là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác (1720 – 1791). Là một người tinh thông y học, văn chương, ông là một danh nhân tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam, được người đời kính trọng.

Trong lĩnh vực y học, ông là vị đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh thiền sư.

Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền.

Các tác phẩm này được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

Ngoài ra, các tác phẩm Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị cao về văn học, lịch sử, triết học.

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được nhiều người ngưỡng mộ với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”. Đặc biệt, hai...

Chữ Việt gốc Pháp trong ăn uống

Người Tàu âm chữ France tức nước Pháp ra 3 phần: F, ran, ce. Như đã nói, trong ngôn ngữ Tàu không có âm “R”, và họ dùng âm “L”...

5 điều bạn chưa biết về đường Đồng Khởi

Đồng Khởi – “Con đường sang trọng bậc nhất TP HCM” đã chứng minh vị thế độc tôn của mình qua hơn 150 năm gắn liền với lịch sử phát...

Trường Lycée Yersin ở Đà Lạt xưa

Với những du khách Đà Lạt, người Đà Lạt, hay là những ai yêu quý xứ sở sương mù đều quen thuộc với tòa nhà màu gạch đỏ với tháp...

Những hình ảnh quý hiếm về lớp học ngày xưa

Thời xưa, bậc tiểu học ở miền Nam gồm 5 khối lớp, được gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (bây giờ là lớp...

Diện mạo hoang sơ của Sài Gòn 1860 qua ảnh

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Anh John Thomson thực hiện trong thập niên 1860 cho thấy một diện mạo còn rất hoang sơ của Sài Gòn… Hình ảnh...

Trường Trung học Kiểu Mẫu Thủ Đức – Một đường lối và phương pháp giáo dục tân tiến

Từ rất nhiều năm nay, tại hải ngoại, khi nhắc lại chuyện giáo dục tai Miền Nam trước 1975, nói đến các trường trung học lớn, đa số mọi người...

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 2)

1. Người Pháp muốn xâm lăng đất Bắc, dùng tên lái buôn Jean Dupuis làm cớ, rồi sai tên Francis Garnier ra để lừa dối ta, mở một cuộc chiến...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 7/25 – Trò chơi xí cột của các đại danh từ Mã Lai

Chúng tôi không biết ở Trung và Bắc có trò chơi xí cột hay không nên phải giải thích sơ qua vài dòng. Trò chơi thường xảy ra ở một...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Tổng Đốc Lộc

Những chuyện kể ra trong sách nầy đều là chuyện thật không phải tiểu thuyết. Các chuyện ấy xảy ra trên đất Nam kỳ trên dưới 100 năm nay, nhưng...

Ghi thực về đại lễ Nam Giao

Ngày 9 tháng Hai theo lịch An Nam, ký giả nhận ủy thác vào kinh đô Huế kính xem đại lễ tế Giao cùng chủ bút Phạm [Quỳnh] nên đã...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler -...

Exit mobile version