Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thăm ngôi chùa quan trọng nhất ở CHDCND Triều Tiên

Chùa Pohyon huyện Hyangsan (Phyongan­buk), được xây dựng đầu thế kỷ 11, là trung tâm phật giáo lớn nhất miền Bắc Triều Tiên. Chùa từng bị bom đạn tàn phá và trùng tu nhiều lần.

Con đường dẫn vào chùa có những hàng thông trăm tuổi đẹp như tranh. Chùa được xây dựng đầu thế kỷ 11 và từng là trung tâm Phật giáo lớn nhất miền bắc Triều Tiên. Vào thời chiến tranh, chùa bị bom đạn tàn phá, phải trải qua nhiều lần trùng tu để giữ gìn được nét kiến trúc cổ kính cho đến ngày nay.

Trong chiến tranh Imjin, khi triều đình Nhật Bản Toyotomi Hideyoshi ra lệnh xâm lược Triều Tiên, ngôi đền là thành trì của các nhà sư do vị sư trưởng Sosan làm chủ. Năm 1951, khi Chiến tranh Liên Triều nổ ra, chùa đã bị quân đội Hoa Kỳ đánh bom, phá huỷ một nửa trong số 24 toà nhà. Trong ảnh là lối vào chùa qua “Giải thoát môn”.

Chùa Pohyon được thiết kế chạy dọc dài theo trục trung tâm dẫn đến chánh điện Taeung. Xung quanh là những hàng cây, bãi cỏ, chen lẫn những tòa nhà lớn nhỏ khác nhau. Du khách qua cổng Tào Khê xây dựng năm 1644 rồi băng qua các bức tượng Deva để vào khu vực bên trong. Ngay tại sân trung tâm còn đặt tấm bia kể chi tiết lịch sử của chùa.

Tại 4 góc cổng Chonwang có đặt tượng của 4 vị Ma gia tứ tướng. Tượng làm bằng gỗ có kích thước cao gần 3 m với các nét điêu khắc tinh vi và màu sắc rực rỡ.

Myo Hyang San, hướng dẫn viên, cho biết: Nhiều công trình được tái tạo lại sau chiến tranh bằng bê tông cốt thép chứ không phải bằng gỗ như ban đầu nhưng vẫn mang nét kiến trúc nguyên bản. Cửa Thiên Vương này là một bằng chứng.

Phía trước chánh điện Taeung là bảo tháp 13 tầng Sokka, được xây dựng từ thế kỷ 14 và được chính phủ Triều Tiên xem làm bảo vật quốc gia mang số hiệu 144.

Chánh điện này được trùng tu năm 1976 và giữ nguyên thiết kế với bản gốc 1765.

Sư thầy trụ trì Chính Minh cho biết chánh điện thờ tam bảo, năm 1951 chánh điện bị cháy do chiến tranh. Điều đáng tiếc là có một số hiện vật quý hiếm, kinh sách được công nhận là di sản cũng bị phá hủy như bản in kinh sách cổ bằng gỗ, tượng phật…

Một người làm công quả ở chùa thắp nhang để khách vào lễ phật.

Chánh điện thờ Phật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Trung Hoa. Tượng Văn Thù và Phổ Hiền bồ tát đặt trang nghiêm hai bên.

Nằm ở phía tây điện Ryong là điện Kwanum được xây dựng năm 1449 và là tòa nhà lâu đời nhất trong khu đền. Nó được chính phủ Triều Tiên ghi nhận là báu vật quốc gia số 57.

Những đường nét kiến trúc và hoa văn chạm trổ tinh xảo vẫn bền bỉ với thời gian và chiến tranh.

Tượng 18 vị la hán với nét điêu khắc sinh động và tinh tế.

Theo thời gian, hiện nay chùa không còn là thánh địa phật giáo lớn nhất miền Bắc và cũng không có đông đúc phật tử viếng thăm như trước. Hiện nay chỉ có khoảng 20 nhà sư đang tu học tại chùa.

Khu vườn nhỏ dưới gốc thông rợp bóng mát, cũng là nơi các nhà sư tập trung để ngồi trò chuyện đàm đạo cùng nhau.

Khi ra về chị Myo Hyang San chia sẻ mong muốn có nhiều du khách ghé thăm chùa để những vẻ đẹp của nơi này được nhiều người biết đến.

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 3 – Từ Vần K-N

K. - Kẹt xe trở thành ùn tắc, ách tắc. - Kết hợp, tổng hợp biến thành tích hợp. Hai chữ tích hợp không có trong từ điển tiếng Việt của miền Nam trước đây. - Khách trở thành khách mời....

Vì sao nói “Treo đầu dê, bán thịt chó”?

Trong cuộc sống hàng ngày, khi muốn nói tới những kẻ thường dùng những chiêu bài giả mạo để lừa bịp người khác, gian lận tráo trở trong buôn bán,...

Cây xăng ngày xưa

Từ những năm 1920, vận tải ô tô trong tất cả các xứ thuộc Liên bang được phát triển đáng kể. Do đó, để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu,...

Tảo tần có nghĩa là gì?

Thực ra, câu thành ngữ chính xác phải là "buôn tảo bán tần" (Hoặc "buôn tần bán tảo").  Ca dao xưa có câu: "Cô Hai buôn tảo bán tần Cô...

Kiến trúc cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ nằm ở phía tây Tử Cấm Thành trong Kinh Thành Huế, phía trước cung Trường Sanhvà phía sau điện Phụng Tiên. Cung Diên Thọ được dùng làm...

Ngày đầu tiên đón vua Bảo Đại du học trở về

Trước khi tàu chở vua Bảo Đại du học về nước, ở Huế dân tình “bàn tán đến cuộc hồi loan này lắm”. Đức thiếu quân trở về đã khởi...

Thư viện lưu động ở xứ Nam Kỳ xưa

Năm 1936, chính quyền ở Nam Kỳ cung cấp dịch vụ thư viện lưu động. Xe chở sách từ kho đưa đến các châu thành của Lục tỉnh để nhân...

Nam Phương – Nữ Hoàng Cuối Cùng – Cảo Luận Của François Joyaux

Cuối năm 2019 Nhà Perrin ấn hành cảo luận Nam Phuong, La denière impératrice du Vietnam của giáo sư François Joyaux, là nghiên cứu sau cùng của giới sử gia Pháp về...

Tính Cách Người Miền Nam, Trong Mắt Một Người Ý

LTS: Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét...

Hình ảnh xưa Ông Petrus Trương Vĩnh Ký và gia đình

Hình do Emile Gsell chụp, chưa rõ năm nào, in trong cuốn sách hình “Chuyến du lịch bằng đường biển từ Ai Cập đến Đông Dương” xuất bản năm 1880....

Tướng cướp Bảy Viễn – Tổng trấn Sài Gòn xưa

Là  3 lần vượt ngục trước khi quy hàng Pháp để leo đến chức Tổng trấn Sài Gòn và là em kết nghĩa của vua Bảo Đại. Trong giới giang...

Quân chúa Nguyễn bảo vệ biển đảo, xua đuổi người Âu Châu

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các...

Exit mobile version