Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Top 07 điểm du lịch tâm linh hút khách nhất Việt Nam

1. Miếu bà Chúa Xứ – Châu Đốc, An Giang

Miếu bà chúa Xứ núi Sam là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất miền Nam Bộ. Bà Chúa Xứ là một nhân vật nổi tiếng trong truyền thuyết, bà nổi tiếng là người có công đức giúp cho người dân An Giang làm lụng, sinh sống no ấm, bình an.

 

Du lịch tâm linh ghé tham miếu Bà Chúa Xứ

Miếu Bà Chúa Xứ – An Giang

 

Cách đây hàng trăm năm, người dân vùng Châu Đốc đã dựng miếu Bà Chúa Xứ thờ tự như một vị thần, hằng năm, khách thập phương và khách du lịch trong, ngoài nước ghé thăm rất đông, nhất là từ tháng 4 đến tháng 6 Âm lịch. Họ đến đây không chỉ để cầu hạnh phúc, cầu bình an, cầu sức khỏe và mong Bà phù hộ làm ăn phát đạt.

2. Núi Bà Đen – Tây Ninh

Điểm đến trong hành trình du lịch tâm linh tiếp theo là núi Bà Đen (hay còn gọi là Linh Sơn Tiên Thạch tự). Nếu ai đã từng ghé thăm vùng đất linh thiêng này sẽ choáng ngợp trước một quần thể gồm điện, chùa, miếu, tháp,.. làm nên nét đặc trưng của nền văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng tại địa phương.Trong đó, nổi bật là chùa Bà Đen, nơi đặt bức tượng Bà Đen bằng đồng.

Mỗi năm, tour tâm linh lễ chùa này thu hút hang triệu lượt khách ghé thăm và cúng viếng, đặc biệt là vào những ngày trằm mỗi tháng. Họ đến đây không chỉ cầu phúc mà đến đây để chiêm ngưỡng quần thể kiến trúc độc đáo, đến để thấy nhẹ nhàng và bình an.

3. Thiền Viện Trúc Lâm – Đà Lạt

Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam, đây cũng là một trong 3 thiền viện theo Phái Trúc Lam lớn nhất của Việt Nam. Chỉ cách trung tâm Đà Lạt 5km, thiền viện thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan, cúng viếng mỗi khi ghé thăm.

 

Thiền Viện Trúc Lâm – Đà Lạt

 

Một điều khiến nơi tâm linh này thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm là địa thế đẹp mắt, khung cảnh tươi đẹp, nên thơ với không gian giữa đồi thông xanh ngắt, nằm ngay bên cạnh hồ Tuyền Lâm – hồ đẹp nổi tiếng tại Đà Lạt – Thiền Viện Trúc Lâm trở thành điểm tham quan rất thu hút du khách.

4. Chùa Thiên Mụ – Huế

Thiên Mụ là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng ở Huế, đó là ngôi chùa đẹp nhất và cũng cổ kính nhất của kinh thành Huế xưa và cố đô Huế hôm nay. Nhắc đến Huế là người ta nhắc đến sông Hương, núi Ngự Bình và chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ mang một truyền thuyết rằng có một bà tiên hiện ra trên đồi Hà Khê để báo cho dân chúng biết rằng có một vị chân chúa sẽ đến đồi để dựng chùa thờ Phật ở đây để tụ khí cho bền long mạch. Vì đó mà chùa mang tên Thiên Mụ. Trở thành một biểu tượng và nét đẹp của Huế.

5. Chùa Linh Ứng – Đà Nẵng

Chùa Linh Ứng tọa lạc tại khu đất có địa thế đẹp, linh thiêng và thơ mộng ở độ cao gần 1.500m so với mực nước biển của “thành phố đáng sống” Đà Nẵng. Ngôi chùa này có tượng Quan Thế Âm được xem là to nhất của Đông Nam Á.

 

Chùa Linh Ứng – Đà Nẵng

 

Tượng Phật bà cao 67m, đang đứng trên một tòa sen đường kính 35m, tựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra nhân gian và biển cả, tay cầm bình cam lộ, tay kia bắt ấn như dõi theo phù hộ cho những con người thành phố biển hiền lành.

Giá trị nhận được từ chuyến du lịch tâm linh mà nơi đây mang đến thật không phải cảnh đẹp nào cũng mang lại được, như một chốn bình yên, một nơi mang lại cảm giác thanh bình, xua đi mọi lo toan đời thường.

6. Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á và giữ nhiều kỷ lục ấn tượng tại Việt Nam và Châu Á: Chùa có diện tích lớn nhất Việt nam, chùa có đường hành lang La Hán dài nhất Châu Á, chùa có tượng phật dát vàng lớn nhật Châu Á,…

Trong tuyến du lịch tâm linh lần này, du khách sẽ được tham quan chùa Bái Đính, chùa nhìn từ trên cao như một mê cung rộng lớn, tràn ngập sắc xanh của thiên nhiên. Đó là sắc xanh của đồi núi, những rừng cây rợn ngợp màu hùng vĩ, màu xanh của dòng sông uốn lượn mang hơi thở của vùng đất “địa linh – nhân kiệt”.

7. Non thiêng Yên Tử – Quảng Ninh

Núi Yên Tử là một cánh rừng với hàng trăm ngôi chùa, miếu lớn, nhỏ thấp thoáng trong đám lá rừng cũng cổ kính và già nua không kém. Với không gian tĩnh lặng nhuốm màu tâm linh và tràn ngập một không khí giác ngộ đạo Phật vẫn miệt mài truyền nguồn năng lượng tinh khôi của đất trời giao hòa vào từng hơi thở, từng bước chân du khách.

Núi Yên Tử trước đây là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt, hiện nay còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử, những đền chùa cổ ghi dấu ấn của dòng Thiền phái Trúc Lâm. Các địa danh nổi tiếng tại Yên Tử như chùa Đồng, am Ngọa Vân, chùa Quỳnh Lâm, chùa Bảo Sái, suối Giải Oan, chùa Yên Hoa…

Nếu tham gia chuyến du lịch lễ hội tâm linh du khách có thể them gia Lễ hội Yên Tử diễn ra từ mồng 10 tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm.

Du lịch Việt vừa chia sẻ những điểm du lịch tâm linh cực kỳ nổi tiếng và thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm. Du khách có thể đăng ký ngay với chúng tôi đề tham quan những điểm tâm linh trên đây với chi phí cực kỳ hợp lý.

Nguồn gốc văn hóa Phùng Nguyên

Để kiểm định các giả thuyết đã nêu cũng như để hiểu biết đúng, đủ hơn về văn hóa Phùng Nguyên, dựa trên những tư liệu hiện có, tôi sẽ...

Sự thăng trầm của các địa danh

Từ ngày Lý Thái Tổ thiên đô từ Hoa Lư, Ninh Bình, về thành Đại La và thấy rồng bay nên đặt tên là Thăng Long (1010). Đến đời Hậu...

Chuyện chàng Lang Liêu và giá trị văn hóa cổ truyền

1. Đặt vấn đề Phú Thọ là vùng đất cổ, đất phát tích của dân tộc Việt Nam, nơi có bề dày truyền thống lịch sử và hàng nghìn năm...

Tại sao những tiệm mì Tàu danh tiếng ở Sài Gòn luôn kèm theo chữ ‘Ký’

Nhiều người vẫn thắc mắc, “ký” trong “Hải Ký Mì Gia”, “Lương Ký Mì Gia”, “Bồi Ký Mì Gia”,… có nghĩa gì? Vì sao 10 quán ăn gốc Hoa bắt...

Tâm vé vào đời – Câu chuyện nhân văn sâu sắc về cái tâm củα một con người

Những câu chuyện về lòng tốt bây giờ thường bị xem như là cổ tích. Nhưng, đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật. Buổi tɾưα, tại sân gα...

Cuộc sống Việt Nam những năm 1884-1885

Năm 1884, ông Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam. Ngoài việc là một bác sĩ quân y, ông còn là một nhiếp ảnh...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P5: Lãnh thổ rộng lớn cực điểm

Năm 1738, chúa Nguyễn Phúc Thụ qua đời, con trưởng là Nguyễn Phúc Khoát lên nối ngôi, người thời đấy gọi ông là Chúa Võ. Chúa Võ đã giúp hoàn...

Hùng Lân – Nhạc sĩ của những bài hùng ca Việt

Ngày 17/09 là ngày mất của hai nhạc sĩ thuộc hàng cổ thụ của nền tân nhạc Việt Nam: Lê Thương và Hùng Lân. Nhạc sĩ Hùng Lân sinh ngày...

Ngựa và… Thẳng ruột ngựa !

Ngựa không gần gũi người Việt bằng trâu. Ngựa chỉ biết kéo xe, không biết kéo cày. Ngựa còn bị khiển trách là không chịu tham gia khề khà chén...

“Sớn sác” hay “Xớn xác”?

Khi nói về người vô ý vô tứ, thiếu suy nghĩ, thường thích tọc mạch, xen vào chuyện người khác để thị phi hoặc thể hiện trong một lĩnh vực...

Sơ lược về nguồn gốc một số địa danh miền Nam

Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó… riết rồi những địa danh đó...

Tại sao lại gọi là “Tẩy” đá?

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe người nào đó xin kèm một “tẩy” khi gọi nước chưa? “Tẩy” này có phải ‘tẩy bút chì”, “tẩy chay” không nhỉ?...

Exit mobile version