Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Việt Phủ Thành Chương – công trình có giá trị kiến trúc và di sản ghi dấu ấn của Hà Nội

Việt Phủ Thành Chương tọa lạc tại hồ Kèo Cả, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Là công trình hấp dẫn và khác lạ về văn hóa và kiến trúc Việt truyền thống, nơi đây đã trở thành điểm du lịch văn hóa đặc sắc của Hà Nội

Việt Phủ Thành Chương: Nơi tôn vinh di sản văn hóa dân tộc

Không ít người vẫn ngỡ rằng Việt Phủ Thành Chương là một di tích có từ lâu đời bởi nét đẹp cổ kính với một quần thể kiến trúc lưu giữ nhiều giá trị lịch sử. Nhưng thực tế, Việt Phủ Thành Chương là công trình mới được xây dựng từ năm 2001 và hoàn thành vào năm 2003. Chủ sở hữu của Việt Phủ là họa sĩ Thành Chương, con trai của nhà văn Kim Lân. Cái tên Việt Phủ Thành Chương do chính nhà văn Kim Lân đặt cho nơi này.

Việt Phủ Thành Chương nằm lẩn khuất giữa muôn vàn cây xanh, với khung cảnh tĩnh mịch, trang nghiêm. (Ảnh: Nguyễn Hữu Bảo)
Việt Phủ Thành Chương nằm lẩn khuất giữa muôn vàn cây xanh, với khung cảnh tĩnh mịch, trang nghiêm. (Ảnh: Nguyễn Hữu Bảo)

Việt Phủ Thành Chương là nơi hội tụ của văn hóa và kiến trúc Việt truyền thống. Bên cạnh Lăng Bác, Văn Miếu Quốc Tử Giám,… nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch văn hóa, một di sản lịch sử mà bất cứ ai cũng nên ghé thăm khi đến Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Họa sĩ Thành Chương đã từng chia sẻ với thời báo New York Times: “Người Việt tự hào về văn hóa truyền thống của mình nhưng lại là một dân tộc phải chống chịu với thiên tai và chiến tranh nên có thời điểm trong lịch sử, di sản truyền thống bị xóa bỏ. Tôi muốn tạo ra nơi này để bảo tồn một cái gì đó cho thế hệ sau và bạn bè quốc tế.” Ông đã tuyên bố sẽ hiến tặng Việt Phủ Thành Chương cho cơ quan, đơn vị hay cá nhân nào đó tiếp quản và gìn giữ công trình này trong rất nhiều năm nữa.

Một công trình hội tụ những giá trị kiến trúc Việt truyền thống

Cổng tam hoa cổ kính nằm sừng sững, uy nghiêm với tượng voi phục ở hai bên. (Ảnh: news.zing.vn)

Chiếc cổng tam quan, do ông thiết kế, dẫn đến một chiếc ao nhỏ. Vắt ngang mặt nước là chiếc cầu đá 500 năm tuổi. Giữa ao là một nhà hát, nơi biểu diễn múa rối nước – một thể loại nghệ thuật dân gian Việt Nam. Các buổi biểu diễn ca hát và múa cổ truyền cũng đôi khi được tổ chức tại một nhà hát trong nhà với sức chứa khoảng 80 khán giả.

Bên kia hồ là ngôi nhà sàn, từng thuộc sở hữu của một nông dân ở tỉnh Hòa Bình. Còn có một ngôi nhà mái tranh với tường đất, mà theo chủ nhân nói rằng ông đã mô phỏng lại căn nhà mà thời thơ ấu, gia đình họ đã trú ngụ tại tỉnh Bắc Giang trong khoảng thời gian Việt Nam kháng chiến chống Pháp đầu những năm 1950. Ngoài ra có một vọng lâu với mái ngói, trước có treo một biển gỗ màu đen trên in dòng chữ bằng tiếng Hán cổ có nghĩa “Tọa hưởng xuân phong”.

Ngôi nhà mô phỏng theo lối kiến trúc nhà 3 gian của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ. (Ảnh: news.zing.vn)

Mỗi ngôi nhà ở đây đều được gọi với tên gọi riên gắn liền với giá trị lịch sử: Nhà Tường Vân là gian nhà cổ có từ thời nhà Nguyễn, nhà Đại Khoa được dựng lên dựa trên khuôn viên của nhà cổ khu vực Bắc Ninh, nhà hát Long Đình là nơi cho du khách muốn thưởng thức nghệ thuật.

Những bức tường phủ rêu phong dẫn vào ngôi nhà cổ 5 gian hai chái bằng gỗ lim. Với diện tích gần 120m2, ngôi nhà mang đậm nét kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam.

Quần thể kiến trúc cổ pha chút hiện đại cùng hàng nghìn hiện vật văn hóa lịch sử từ các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… đã khiến Việt phủ trở thành điểm du lịch văn hoá hấp dẫn gần chốn thị thành.

Không khí ở Việt Phủ Thành Chương hết sức tĩnh lặng và bình yên. Những tiếng động lớn nhất cũng chỉ là tiếng chim hót líu lo, tiếng côn trùng vo ve và thỉnh thoảng, là tiếng máy bay bay ù qua trên đầu. Hòa cùng với những nét kiến trúc cổ xưa, Việt Phủ Thành Chương chính là nơi người ta muốn tìm về để tránh xa những xô bồ phố xá, để hiểu thêm về bề dày lịch sử của ông cha và để có thêm một phút giây an yên trong tâm hồn.

Lịch sử Âm nhạc thời Hùng Vương

PHÀM LỆ Những tài liệu chữ Hán Trung Quốc ngoài Phật giáo sử dụng trong sách này, chúng tôi dựa vào bản in của Tứ bộ bị yếu. Những sách nào...

Bữa ăn của vua Nguyễn – Cầu kỳ cơm vua

Trong cuốn Một chiến dịch của Bắc Kỳ (Đinh Khắc Phách dịch, NXB Văn học phối hợp Đông A xuất bản năm 2020), tác giả, bác sĩ quân y người...

Mục sở thị Ấn vàng và Chiếu vua ngày trước

Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" Tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827. Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được...

Tìm hiểu chi tiết về chiếc ấn vàng quyền lực “Hoàng đế chi bảo”

Kim bảo (ấn vàng) “Hoàng đế chi bảo” là một trong 20 Bảo Tỷ quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Bảo Tỷ là chỉ “Con Dấu” của nhà vua...

Người ăn xin đi gặp Phật Tổ và thay đổi số mệnh

Trước đây có một người ngày nào cũng ra ngoài đi ăn xin, anh ta rất muốn sống một cuộc sống bình thường, thế nên anh ta luôn xin lương...

Nhớ chuyện nghe nhìn ngày xưa

Trong chuyến hành trình về phương Nam, chúng tôi được đặt chân lên Phú Quốc – hòn đảo Ngọc sau gần 2 tiếng lênh đênh trên biển. Ghé thăm trại...

Giải mã hiện tượng tuyết đỏ như máu bao phủ quanh trạm nghiên cứu ở Nam cực

Mới đây, bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina đã cho đăng tải lên Facebook các ảnh chụp tuyết đỏ như máu tại trạm nghiên cứu Vernadsky ở Nam cực....

Vài hình ảnh hiếm của đường Catinat thời Pháp thuộc

Bức ảnh được chụp cuối thế kỷ 19 này ghi lại đoạn đầu đường Catinat. Vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa, cũng là...

Ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội năm 1898, chợ Đồng Xuân 1931, Hồ Hoàn Kiếm 1938… là loạt ảnh tư liệu quý về Hà Nội xưa của các nhiếp ảnh gia Pháp. Loạt...

Nhược điểm quá lớn khiến quái vật biển Caspian sớm bị Nga khai tử

Ekranoplan (máy bay lai tàu đệm khí) lớp Lun của Liên Xô/Nga từng được kỳ vọng sẽ trở thành "quái vật biển Caspian" đối với nhóm tác chiến tàu sân...

Kéo lê đuôi mà đi

Trang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc(1). Vua Sở sai hai quan đại phu đến để ngỏ ý rằng ý vua muốn đem việc nước lại phiền. Trang...

Trạng nguyên Tam nguyên và bài biểu “lui vạn binh” nhà Minh

Dù không được khắc bia ở Văn Miếu nhưng Trạng nguyên Tam nguyên Trần Tất Văn đã góp phần giúp Đại Việt tránh được nạn xâm lăng của quân Minh....

Exit mobile version