Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

7 cách sử dụng bản đồ tư duy Mind map để ghi chú

Bản đồ tư duy (mind map)không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là các sinh viên đại học và những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu. Về cơ bản, đây là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tổng hợp hay phân tích một vấn đề, trong đó các đối tượng/chi tiết sẽ được liên hệ với nhau bằng các đường nối. Nhờ đó, mọi thông tin sẽ được ghi nhớ cũng như nhìn nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Nếu chưa biết cách tối ưu hóa bản đồ tư duy để hỗ trợ ghi chép thông tin nhanh hơn cả trong công việc lẫn học tập thì 7 ý tưởng sau đây sẽ gợi mở cho bạn nhiều lựa chọn rất thú vị.

1. Ghi chú trong các cuộc họp

Cách tuyệt vời để ghi chú (take note) trong các cuộc họp là sử dụng mind map. Bởi lẽ, hiếm có một buổi họp nào sẽ bám sát 100% lịch trình đã thiết lập – thay vào đó, thường sẽ xuất hiện các ý tưởng, feedback và quan điểm “bất ngờ” mà bạn có thể “bắt” lấy và ghi chép lại.

Trong so sánh với cách ghi chép thông thường thì sử dụng mind map có nhiều điểm vượt trội. Khi nhìn vào mind map, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt vấn đề hơn vì chúng được thể hiện dưới dạng ý tưởng trung tâm và bao quanh là các thông tin bổ trợ/có liên quan tới ý tưởng đó. Nếu viết liền mạch từ trên xuống dưới của trang giấy thì thật khó có thể hiểu được vấn đề vì chúng chẳng khác gì một “ma trận”.

2. Tóm tắt nội dung sách

Mỗi cuốn sách hư cấu hay phi hư cấu đều có hàng loạt các ý tưởng và quan điểm mà người viết muốn truyền tải đến người đọc. Nếu cố gắng ghi chép tất cả chúng mà không hệ thống hóa lại các vấn đề dựa trên mối liên quan với nhau thì đảm bảo bạn chẳng hề muốn đọc lại những gì mình đã viết nữa. Chúng thật rối rắm và phức tạp.

Tuy nhiên, nếu sử dụng bản đồ tư duy lại khác. Bạn có thể để chủ đề trung tâm (Topic) chính là tên cuốn sách. Sau đó, với từng chủ đề phụ (sub topic), hãy thêm ý kiến/quan điểm của tác giả và lần lượt phát triển thông tin liên quan dưới dạng các nhánh.

3. Quản lý dự án

Có hàng loạt ứng dụng và phần mềm hỗ trợ quản lý dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án nhỏ thì thay vì sử dụng những công cụ này, bạn có thể khai thác bản đồ tư duy để lập kế hoạch hiệu quả hơn và dễ dàng nắm bắt được tổng thể dự án.

Có rất nhiều yếu tố cơ bản của từng dự án mà bạn có thể bổ sung vào mind map như ngân sách, tài nguyên, con người, quy mô và hạn chót (Deadline). Tất cả những gì bạn cần làm là tạo nhánh và thường xuyên xem lại chúng để cập nhật tiến độ.

4. Ghi chép trong học tập

Mind map là một trong những công cụ take note mà rất nhiều học sinh – sinh viên hiện nay sử dụng. Việc tối ưu hóa bản đồ tư duy không những giúp bạn ghi nhớ bài học dễ dàng hơn mà còn có thể nắm được tổng thể vấn đề một cách toàn diện nhất. Đặc biệt, đây còn là lựa chọn hàng đầu của những người không thích ghi chép dài dòng mà chỉ muốn “note” lại các ý quan trọng.

5. Thiết lập mục tiêu

Ghi ra giấy là cách truyền thống để xác định mục tiêu được sử dụng phổ biến qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, cái cần nhấn mạnh ở đây là bạn không viết theo lối thông thường mà là sử dụng mind map.

Tại sao? Bởi vì lúc này, các nội dung đã được hình ảnh hóa nên bộ não bị “kích thích” để “nhìn thấy” kết quả của vấn đề thay vì bị rối trong một “ma trận” chỉ toàn chữ là chữ.

6. Giải quyết vấn đề

Có nhiều cách tiếp cận khi giải quyết vấn đề nhưng phương pháp phổ biến là lập dàn bài theo công thức 5W + 1H với 5W là: Who (ai), What (cái gì), Where (ở đâu), When (khi nào), Why (tại sao) và How (như thế nào).

Công thức này rất phù hợp khi được mô tả dưới dạng mind map do bạn có thể mở rộng từng “W” bằng cách thêm nhánh và sử dụng các mũi tên, đường để biểu diễn mỗi quan hệ. Nhờ đó, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn, nhiều mặt hơn và đánh giá được tổng thể vấn đề đang cần giải quyết.

7. Brainstorming

Quá trình Brainstorming có liên quan đến việc ghi chép các ý tưởng xuất hiện bất ngờ và điều chắc chắn là không phải tất cả chúng đều hữu ích. Do đó, “bản đồ hóa” những idea này dưới dạng một mind map sẽ giúp bạn không bỏ sót bất cứ một ý tưởng nào, đồng thời còn dễ dàng “nhặt” ra những điều thú vị nhất.

Bí quyết lập bản đồ tư duy hiệu quả

1. Bắt đầu với trung tâm của bản đồ (Centre topic), nên sử dụng hình ảnh đi kèm.Chủ đề trung tâm càng thú vị thì bạn càng tập trung và não của bạn càng sáng tạo hơn.

2. Sử dụng màu sắc để tách các ý khác nhau, giúp bạn đồ trực quan hơn để gợi nhớ lại. Bạn không cần phải sử dụng quá nhiều màu, chỉ cần một vài màu là đủ.

3. Tạo các nhánh cong thay vì các nhánh thẳng vì các đường thẳng sẽ khiến bộ não cảm thấy “nhàm chán”.

4. Sử dụng một từ khóa trên mỗi dòng vì nó sẽ giúp bản đồ trở nên linh hoạt và có sức thuyết phục hơn.

5. Bạn có thể truy cập vào một số trang web sau để tải về các phần mềm hỗ trợ lập mind map như: XMind, Wisemapping, Mind42, LucidChart, MindMeister, Mapul, Coggle hay Popplet.

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui...

Lòng người đen trắng

Lòng người đen trắng, việc đời đảo điên lắm nỗi trái ngang tai, trái mắt làm cho người ta không muốn trông, không muốn nghe, thậm chí đến không muốn...

Vì sao nói Chim sa cá lặn?

Khi nói về đàn bà đẹp, người Việt dùng thành ngữ “chim sa cá lặn”. Phải chăng xuất phát từ một thành ngữ Trung Hoa? (Hoàng Thị Lan, Liên Chiểu,...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Ngự tiền chi bảo – con dấu vàng đặc biệt của Hoàng đế nhà Nguyễn

Triều Nguyễn đúc hai chiếc Kim bảo Ngự tiền chi bảo 御前之寶 bằng vàng với hình rồng: Một ấn có mặt hình bầu dục đúc thời Vua Gia Long; một...

Chào em những ngày cuối đông

Này em, trời lạnh rồi đó. Buổi sáng thức dậy anh bỗng nhớ về em, nhiều hơn một chút. Chỉ còn vỏn vẹn mười lăm ngày nữa là kết thúc...

La Vache qui rit – Phô mai Pháp tròn 100 tuổi

Một vòng đua xe đạp ở vùng núi Jura với ngôi sao Laurent Jalabert, một cuộc triễn lãm nghệ thuật với các tác phẩm pop art nổi tiếng, một loạt...

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ...

Từ nguyên của hênh trong hênh xui

Về nguồn gốc của hai tiếng hênh xui (chúng tôi viết hênh với -nh cuối), tại bài “Một số từ gốc Hoa trong phương ngữ Nam Bộ”, tác giả Tầm...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên – Ai Lên Xứ Hoa Đào

Đà Lạt mệnh danh thành phố ngàn hoa, nơi đó, có nhiều loài hoa chỉ thích hợp với khí hậu lành lạnh cao nguyên. Giữa khung trời ngàn hoa, có...

Trường Viễn Đông Bác Cổ có ảnh hưởng đến Phạm Quỳnh như thế nào?

Phạm Quỳnh nổi tiếng về hai mặt: chính trị và văn hoá. Cuộc đời làm chính trị với hai chức Thượng thư đã đem lại kết quả thê thảm cho...

Bài viết 100 năm trước: Chữ Nho, nên để hay là nên bỏ?

Dẫu ra như thế rồi, thì muốn giải cái vấn đề: nên để hay nên bỏ chữ nho? cứ việc xem bên nước Đại Pháp đãi chữ La-tinh thế nào,...

Exit mobile version