Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáo dục Đại học và Cao đẳng ở Hoa Kỳ – Các trường phục vụ sinh viên thuộc các nhóm người thiểu số

Bảng xếp hạng Danh sách các trường đại học ở Mỹ 2018

Bài báo này, biên soạn từ các trang web được nêu ra ở đây và các nguồn khác, cung cấp thông tin về các trường đại học phục vụ sinh viên từ ba cộng đồng thiểu số lớn: người Mỹ gốc Phi, người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha, và người Mỹ da đỏ.

Trường phục vụ các nhóm người thiểu số là các trường đại học và cao đẳng thuộc phạm trù khác (đại học công lập, trường tư thục, trường công giáo, trường nghệ thuật và cao đẳng cộng đồng) có mối quan tâm đặc biệt đến việc phục vụ nhu cầu của một đối tượng người thiểu số. Các trường này có truyền thống lịch sử hoặc được chỉ định phục vụ một nhóm sinh viên cụ thể nào đó, nhưng thường cũng phục vụ cả sinh viên không thuộc nhóm đó. Họ đã thành lập ra các tổ chức những người cùng chung mối quan tâm như thế. Có ba nhóm trong đó các thành viên thích hợp với phạm trù này là Hiệp hội các trường đại học dành cho người Mỹ gốc Phi (HBCUs); Hiệp hội các trường cao đẳng, đại học dành cho cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha (HACU); và Consortium Giáo dục đại học dành cho người da đỏ (AIHEC), Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng dành cho người da đỏ. Ngoài ra còn có nhiều nhóm khác cũng hoạt động nhằm giúp đỡ các trường đại học, cao đẳng phục vụ các đối tượng da màu.

Trường đại học, cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi

Theo nội dung Sáng kiến của Nhà Trắng về các trường đại học cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi:

HBCUs là một thành tựu và niềm tự hào lớn của cộng đồng người Mỹ gốc Phi cũng như của cả nước. Hiệp ước giáo dục đại học năm 1965, như đã được tuân chính, định nghĩa HBCUs là: “… bất cứ trường đại học, cao đẳng nào thành lập trước năm 1964 có nhiệm vụ chính là đào tạo người Mỹ gốc Phi, và được một cơ quan hoặc một hiệp hội kiểm định cấp quốc gia, do Bộ trưởng [Bộ Giáo dục] cho phép kiểm định, công nhận là đáng tin cậy về mặt chất lượng đào tạo hoặc có tiến bộ đáng kể theo hướng kiểm định”.

Trong tuyên bố hồi tháng 9/2005, chọn tuần lễ 11-17/9/2005 là Tuẫn lễ Lịch sử Quốc gia về các trường đại học cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi, Tổng thống George W. Bush ca ngợi các trường đại học, cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi vì các tiêu chuẩn chất lượng cao của họ, vì đã giúp cho sự thành công của các thế hệ mới lớn, và vì đã giúp hoàn thành lời hứa với nhà nước về giáo dục bình đẳng. Tổng thống nói rằng: “Nhờ giữ được các tiêu chuẩn cao về sự ưu việt trong bình đẳng giáo dục cho mọi người dân Hoa Kỳ, các trường được đánh giá cao này giúp bảo đảm rằng mọi công dân của chúng ta đều có thể phát triển hết tiềm năng của mình và trông đợi vào một tương lai rạng rỡ và đầy hy vọng”. Tổng thống tiếp tục: “Chúng ta tiếp tục đấu tranh tiến tới một xã hội mà ở đó mọi người đối xử bình đẳng với nhau”. Phần đông trong số 105 trường đại học, cao đẳng dành cho người da đen đều nằm ở các bang miền tây nam, Quận Columbia, và quần đảo Virgin. Trong đó có 40 trường đại học công lập học bốn năm, 11 trường công học hai năm, 49 trường đại học tư học bốn năm, và 5 trường tư học hai năm. Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trong chuyên san đặc biệt về Tuần lễ Giáo dục cao đẳng/đại học dành cho người Mỹ gốc Phi ở địa chỉ sau http://usinfo.state.gov/scv/Archive/2005/Sep/26-25608.html.

Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha

Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha (HACU) được thành lập năm 1986 với 18 trường thành viên. Ngày nay, HACU đại diện cho hơn 400 trường đại học, cao đẳng phục vụ việc đào tạo đại học cho cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha ở Hoa Kỳ, Puerto Rico, châu Mỹ La tinh, và Tây Ban Nha. Mặc dù các trường thành viên của HACU chỉ chiếm chưa tới 10% các trường đại học ở Hoa Kỳ, nhưng lại có đến hơn ba phần tư sinh viên đang theo học tại trường đại học dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha. HACU là hiệp hội giáo dục quốc gia duy nhất đại diện cho các trường phục vụ cộng đồng người nói tiếng Tây Ban Nha (HSIs). Tại 205 HSIs, sinh viên nói tiếng Tây Ban Nha chiếm hơn 25% số sinh viên theo học tại đây. Ở các trường thành viên khác dưới 25% sinh viên là người nói tiếng Tây Ban Nha. Xem trên trang web http://www.hacu.net/hacu/Default_EN.asp.

Sáng kiến của Nhà Trắng về các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ

Nhận biết được vai trò quan trọng của các trường đại học, cao đẳng dành cho người da đỏ trong cộng đồng người dân này, cho nên vào ngày 3/7/2002, Tổng thống đã ký Chỉ thị 13270 về các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ. Chỉ thị đã thành lập Ban Tư Vấn cho Tổng thống về các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ và Sáng kiến của Nhà Trắng về các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ. Tổng thống nói rằng:

Các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đỏ giúp bảo tồn các truyền thống ngôn ngữ và văn hóa không gì thay thế được. Cùng một lúc các trường này đem lại cho hàng ngàn sinh viên một nền giáo dục đại học chất lượng cao, các chương trình đào tạo nghề thiết thực và các phương tiện phát triển kinh tế khác cho cộng đồng người da đỏ… Tất cả người dân Mỹ đều xứng đáng được hưởng một nền giáo dục tối ưu nhất, trong đó có cả những người theo học ở các trường đại học, cao đẳng dành cho người da đỏ.

Ở Hoa Kỳ, có 34 trường dành cho người da đỏ được liên bang công nhận. Các trường này chủ yếu tọa lạc ở các bang miền Trung Tây và Tây Nam, phục vụ xấp xỉ 30.000 sinh viên toàn thời gian và bán thời gian. Các trường này cấp bằng cao đẳng cho 200 ngành khác nhau và một số cấp bằng cử nhân và thạc sĩ. Họ cũng cấp khoảng 200 loại chứng chỉ học nghề. Mặc dù các trường dành cho người da đỏ này chỉ chấp nhận sinh viên người Mỹ bản địa, nhưng họ cũng đã giới thiệu được một khía cạnh đặc biệt của giáo dục đại học Hoa Kỳ.

Chuyện cảm động về vua Lê Hiến Tông và bát canh của thầy

Chuyện vua Lê Hiến Tông thăm thầy cũ, dù lên ngai vàng vẫn giữ đạo nghĩa, cùng thầy ăn bữa cơm quê giản dị trở thành bài học về phép...

Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?

"Ruộng hương hoả " là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời...

Quý ông Sài thành cùng lịch sử những đôi giày Tây

Những năm 1920, giày da kiểu phương Tây bắt đầu phổ biển cho nam giới ở miền Nam. Trước đó, loại giày được nhiều người mang nhất là giày hàm...

5 ‘nữ tướng’ của làng báo Sài Gòn xưa

Giai đoạn những năm 1920, làng báo Sài Gòn tự hào khi có 5 ‘nữ tướng’. Trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam còn nặng tư tưởng "trọng...

Tục đưa, rước ông bà ngày tết ở Miền Nam

Đối với người Việt Nam, chữ hiếu được xem là một trong những đức tính quan trọng hàng đầu, là thước đo phẩm chất của con người. Và một trong...

Nguồn gốc ít biết của khẩu trang N95

Thật khó tìm được biểu tượng nào phù hợp với đại dịch Covid-19 hiện nay hơn chiếc mặt nạ phòng độc N95. Chiếc khẩu trang vừa khít quanh mặt và...

Khảo sát lại vị trí xứ An Nam thời nhà Đường

I. Nhận thức lại về vị trí xứ An Nam thời nhà Đường Trên địa bàn Lĩnh Nam, đời Tùy và đời Đường có nhiều khác biệt về hành chính...

Cháo cá bóng kèo

Những năm đầu thập kỷ 70 (thế kỷ 20), chúng tôi đang theo học bậc phổ thông trung học. Khi liu riu mùa gió chướng về, cũng là dịp chúng...

Ba dấu hiệu của một gia đình bắt đầu suy bại

Trong sách “Mạnh Tử” viết: “Gia tất tự hủy, nhi hậu nhân hủy chi”, tức là nhà kia tự hủy hoại mình trước, rồi sau người ngoài mới hủy hoại mình....

Nghĩa của thành ngữ “Đầu Ngô mình Sở”

Tại sao người ta hay nói “đầu Ngô mình Sở” mà không nói “đầu Yên mình Triệu” hoặc không dùng nước nào khác? Sở dĩ nói đầu Ngô mình Sở...

Những hình ảnh thân thuộc về Bến Tre xưa

Là một trong những vùng đất được khai phá sớm trong công cuộc khẩn hoang, mở mang bờ cõi của dân tộc Việt, Bến Tre đã đi qua biết bao...

Báo chí Sài Gòn thời xưa

Có tài liệu nói rằng, từ thời Minh Mạng, Việt kiều ở Thái Lan đã in một tạp chí xuất bản không định kỳ để thông tin những việc trong...

Exit mobile version