Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giáo dục Đại học và Cao đẳng ở Hoa Kỳ – Thế nào là một trường đại học tư thục lớn ?

Trường Đại học VinUni xây dựng trên diện tích rộng 23 hecta | Báo ...

James W. Wagner

James W. Wagner, Hiệu trưởng trường Đại học Emory ở Thành phố Atlanta, bang Georgia, nói rằng các trường đại học tư thục linh hoạt về vấn đề tài chính hơn các trường công lập. Vì vậy, trường tư thục có nhiều khả năng thiết kế các chương trình đặc biệt hơn.

Giáo dục đại học Hoa Kỳ đáp ứng được nhiều nhu cầu phong phú nhờ vào một hệ thống đa dạng từ các trường cao đẳng nhỏ chỉ vài trăm sinh viên đến các trường đại học lớn có tài trợ của tiểu bang với hàng vạn sinh viên, từ các trường cao đẳng cộng đồng với chương trình hướng nghiệp hai năm đến các trường đại học vốn tư nhân. Đây cũng là thế mạnh của giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Để có một lựa chọn đúng đắn, sinh viên phải tuỳ thuộc vào địa lý, khả năng tài chính, và bước đường sự nghiệp của mình. Nói cách khác, họ phải xem họ cần phải làm gì và học gì, điều kiện về tài chính của họ đến đâu, và họ có muốn xa nhà hay không. Vấn đề cần quan tâm sau cùng là trường đó có phù hợp với nguyện vọng của sinh viên hay không.

Hoa Kỳ có 92 trong số 100 trường đại học lớn nhất là trường công lập hoặc trường được “tiểu bang hỗ trợ” (có nghĩa là được một trong 50 tiểu bang riêng lẻ hỗ trợ, chứ không phải chính phủ liên bang), và 77% sinh viên đại học của cả nước hiện đang học tại các trường công lập. Tuy nhiên, các trường đại học tư thục lớn vẫn chiếm 3 hoặc 4 trong 25 vị trí dẫn đầu trong hầu hết các bảng xếp hạng. Vì vậy, trường đại học tư thục vẫn được đánh giá cao ở Hoa Kỳ và trên thế giới.

Nhưng chúng tôi có ý gì khi nói đến trường “đại học tư thục” và điều gì khiến cho loại trường này hấp dẫn đến vậy?

Trường đại học tư thục có những chương trình đào tạo chuyên nghiệp (ví dụ, trong ngành luật, y khoa và kỹ sư), cũng như đào tạo để lấy bằng Tiến sĩ. Ngoài việc giảng dạy, các giáo sư, giảng viên còn dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Trên thực tế, ở các trường này, chất lượng đội ngũ giảng viên, học bổng và công trình nghiên cứu rất quan trọng, nhưng chất lượng giảng dạy cũng quan trọng không kém trong việc quyết định khen thưởng và thăng tiến. Nhưng trường đại học công lập cũng đào tạo nghề, đào tạo tiến sĩ và cũng chú trọng đến học bổng và nghiên cứu. Vậy thì điều gì làm cho trường tư thục khác biệt?

Trước hết là trường đại học tư thục nói chung rất linh hoạt về mặt tài chính. Họ không phải dựa vào cơ quan lập pháp của tiểu bang để gây quỹ, mà họ huy động nguồn lực từ các cựu sinh viên, hội bác ái và tổ chức khoa học và nghề nghiệp khác, tất cả các nguồn này đều hỗ trợ trường đại học bằng các chương trình tài trợ, học bổng, cơ sở hạ tầng và ban giảng huấn. Các nguồn tài trợ này, mặc dù ở trường đại học công lập cũng đang gia tăng, đã đem đến cho các trường đại học tư thục khả năng nhanh nhạy hơn và có thể đáp ứng được nhiều đòi hỏi khác nhau, xây dựng các trung tâm chuyên dụng phục vụ việc học và các chương trình đặc biệt. Đối với sinh viên, sự linh hoạt này thường chuyển thành cơ hội ở trong lĩnh vực mà họ quan tâm.

Tương tự, sự độc lập về ngân sách của các trường đại học tư thục khiến họ càng có nhiều khả năng xây dựng “điểm thu hút” khi mở chi nhánh ở các nước khác. Ví dụ, cư dân bang Georgia chưa chắc đồng ý xây dựng một trung tâm nghiên cứu ở Luân Đôn bằng tiền đóng thuế của họ, nhưng họ có thể chấp nhận trường đại học tư thục Emory đứng ra thiết lập một trung tâm như vậy. Nói chung, đại học tư thục dễ đưa việc nghiên cứu, dịch vụ, và giảng dạy ra cánh cổng quốc tế. Lấy Đại học Emory làm ví dụ, trường này có các chương trình về sức khỏe toàn cầu ở khắp châu Phi, vùng Cáp-ca và châu Á. Trường này còn có các chương trình kinh doanh trên toàn châu Âu và châu Á. Những hoạt động như thế đem lại cho sinh viên và giáo sư Hoa Kỳ, dù ở trong nước hay ngoài nước, cơ hội làm việc với những trí tuệ và tài năng ưu việt nhất ở các nước khác.

Cuối cùng, hầu hết các trường đại học tư thục, ở một mức độ nào đó, đều nhỏ hơn trường đại học công lập, nên dễ hòa hợp giữa tài lực và nhân lực hơn. Tuy ở các trường đại học lớn trong nước, dù công lập hay tư thục, đều có tiềm năng học tập và nghiên cứu, nhưng chính nhờ phạm vi nhỏ của các trường tư thục mà sinh viên và giảng viên dễ dàng trao đổi với nhau hơn, vì từ trường hay văn phòng khoa đến khu học xá chỉ cần bước một đoạn ngắn. Trong một thế giới mà những khám phá quan trọng đều nhờ sự hợp tác xuyên quốc gia, thì các trường đại học tư thục có vẻ thu hút nhất vì khả năng thúc đẩy và củng cố mối quan hệ giữa trường và khắp nơi trên thế giới.

Ý kiến trình bày trong bài này không nhất thiết phản ánh quan điểm hoặc chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ.

Diện mạo sân bay Cam Ranh trước 1975

Sân bay Cam Ranh hiện tại là một sân bay quốc tế nhộn nhịp ở khu vực Nam Trung Bộ. Không phải ai cũng biết rằng trong giai đoạn trước...

Tiếng Việt Chữ và Nghĩa

Trên báo Việt Luận (Úc châu), số ra ngày thứ Sáu 28.8.1998, mục Tiếng Việt hải ngoại, có đăng bài ''Đọc lại một bài ca dao cũ'' của tác giả Nguyễn Hưng...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Trường thi Gia Định xưa ở giữa thành Gia Định

Ở Việt Nam, thời nhà Nguyễn, khoảng ba, bốn năm, triều đình tổ chức thi Hương, thi Hội và thi Đình, tuyển chọn nhân tài giúp nước. Trường thi Gia...

Cuộc sống ở Hà Nội 2002 qua ảnh

Chừng ấy năm là khoảng thời gian tương ứng với sự chuyển giao một thế hệ. Loạt ảnh Hà Nội năm 2002 do nhiếp ảnh gia người Australia Peter Charlesworth...

Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?

Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt lòng thì thằng Cu, thằng Cò, con Hĩm, thằng Mực, con Cún,...

Lào Cai năm 1906 qua ống kính Marthe Imbert

Cùng xem những hình ảnh lịch sử quý giá về thị trấn Lào Cai năm 1906 do nữ nhiếp ảnh gia người Pháp Marthe Imbert thực hiện. Thị trấn Lào...

Sài Gòn và những con phố “xưa, cũ” độc đáo

Tuy không có 36 phố phường như Hà Nội nhưng Sài Gòn lại có những con phố “xưa, cũ” vô cùng độc đáo mà không phải nơi nào cũng có....

Tục táng treo của người cổ Bách Việt

Cộng đồng Bách Việt cổ đa chi tộc, trong đó có tổ tiên Lạc Việt chúng ta, là chủ nhân của nền nông nghiệp lúa nước cư trú trên phạm...

Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 3

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Exit mobile version