Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Người Nhật không tạo ra những con “mọt sách”

Rất nhiều năm sau khi sinh sống và làm việc ở Nhật, tôi đã hiểu được người Nhật rất coi trọng việc khơi gợi cảm xúc trong giáo dục. Đó là một nền “giáo dục giải trí” kiểu ‘vừa học, vừa chơi’. Học sinh giống như một chú chim nhỏ được tự do sải cánh bay lượn phát triển hết mình trên không trung, chứ không phải giam hãm trong một chiếc lồng nhỏ.

Khi vào học tiểu học, ngoài việc học văn hóa, con tôi còn được học rất nhiều kiến thức, kỹ năng mềm, ví dụ như: nấu ăn, may vá, dùng máy may mini làm các vật dụng, trồng cây hay vẽ… Ngoài các giờ học trên lớp, các bé luôn được ra ngoài học ngoại khóa, tham quan bảo tàng khoa học, nhà máy xử lý chất thải, sở cứu hỏa, tòa nhà quốc hội, được học cách trồng lúa, trải nghiệm trượt tuyết, v.v…

Các buổi lễ ở trường tiểu học của Nhật được tổ chức thường xuyên và khá trang trọng. Cha mẹ, người thân của các trẻ đều có thể tới xem, thậm chí cả ông bà, họ hàng ở nơi xa xôi cũng đáp máy bay đến tham gia. Mọi người ngồi trên chiếu trải dưới đất, vừa ăn, vừa cổ vũ con cháu mình coi như một cách ghi lại quá trình trưởng thành của trẻ.

Mỗi lần đến dự các buổi hoạt động ngoại khoá, phụ huynh có thể đứng phía sau quan sát tình hình học tập của con cũng như lắng nghe lời giảng của thầy cô giáo. Tác phẩm của tất cả học sinh đều được dán trên tường lớp học để mọi người cùng chiêm ngưỡng.

Khi tốt nghiệp tiểu học, nhà trường sẽ tặng cho các phụ huynh một cuốn sổ lưu niệm. Trong cuốn sổ có lưu những bức ảnh ghi lại quá trình trưởng thành trong 6 năm tiểu học của con cái họ. Hầu như trong bức ảnh nào, con cũng đều nở một nụ cười vui vẻ, trong sáng, khiến tôi vô cùng cảm động.

Lúc con lên học trung học, tôi nhận thấy bé càng ngày càng hoạt bát, sôi nổi hơn. Điều này khác hẳn với sức ép bài vở, áp lực học hành ở quê nhà. Ở quê tôi, càng lên cấp học cao, áp lực dồn lên vai trẻ là càng nặng nề, áp lực từ cha mẹ, từ thầy cô đều rất khủng khiếp. Thấy có phần kỳ lạ, tôi bèn hỏi rõ con. Cháu nói: “Lên trung học cũng chẳng có gì thay đổi cả, cũng giống như khi con học tiểu học thôi ạ! Tuy nhiên ở lớp, chúng con được khơi nguồn cảm hứng vui lắm mẹ ạ! Con còn kết thân được rất nhiều bạn mới!”.

Bắt đầu bước vào trung học, nhà trường sẽ tạo cơ hội cho học sinh được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động khơi nguồn cảm hứng. Ở trường trung học của con tôi, họ chia hoạt động này thành 2 bộ phận: Vận động thể chất và văn hóa.

Con tôi tham gia đội kèn đồng của bộ phận văn hóa. Mỗi ngày sau khi hết giờ học văn hóa, con đều ở lại trường tập nhạc cụ tới 3 giờ đồng hồ, cả cuối tuần và ngày nghỉ cũng đều như thế.

Các bé khác cũng đều tới trường để tập kèn và thường xuyên tham gia các hội thi kèn hay biểu diễn. Tập luyện nhạc cụ thực sự còn vất vả hơn nhiều lần so với việc học văn hóa. Tuy nhiên có một điều kỳ lạ là con tôi chẳng bao giờ kêu chán nản hay mệt mỏi. Bé rất vui vẻ, thậm chí phấn khích với bộ môn nghệ thuật mà mình đã chọn học.

Vốn mang theo quan niệm cũ, tôi cứ mong rằng khi lên trung học, con mình có thể thoải mái hơn một chút, rảnh rỗi hơn một chút. Nhưng chẳng ngờ con còn bận hơn hồi học tiểu học. Tôi thậm chí còn phải hỗ trợ con rất nhiều trong các hoạt động khơi nguồn cảm hứng như thế.

Cuối tuần và ngày nghỉ, nhà ăn của trường không hoạt động nên tôi lại tất bật chuẩn bị cơm trưa cho con. Khi con tham gia diễn xuất hoặc đi biểu diễn, tôi cũng giúp con mang vác nhạc cụ, đi cổ vũ và ghi hình lại cuộc thi con đã biểu diễn. Dần dần chính tôi đã hoà mình và được khơi nguồn cảm hứng như thế, ấy chính là điều mà trước nay tôi chưa từng cảm nhận được dù đã trải qua biết bao năm ngồi ghế nhà trường.

Chưa hết, mỗi ngày các bé thường xuyên luyện tập tới hơn 10 giờ đêm, cha mẹ đều phải tới trường đón đưa. Khi mới bắt đầu cho con tham gia hoạt động, tôi thực sự có đôi chút khó hiểu với cách giáo dục này của họ và thường tự hỏi: “Tại sao mỗi ngày con cứ phải tham gia cái hoạt động đó? Nó lại quan trọng hơn cả học tập tới vậy cơ à? Liệu sau này nó có mang lại lợi ích gì cho con không nhỉ?”.

Tuy nhiên 1 năm sau, con đạt được thành tích cao trong biểu diễn và các cuộc thi. Mỗi ngày về nhà, con đều chia sẻ kiến thức về kèn đồng một cách say sưa khiến tôi thấy thực sự vui mừng và tự hào.

Một điều kỳ lạ nữa là mặc dù khá bận rộn với các hoạt động ngoại khoá hơn là dành thời gian học, nhưng kết quả học tập của con không hề giảm sút, trái lại ngày càng tốt lên. Thế mới thấy phương thức giáo dục khơi nguồn cảm hứng này của người Nhật quả thật tuyệt với. Nó đào tạo ra những đứa trẻ toàn diện, có đủ kiến thức, kỹ năng sống chứ không chỉ là một con mọt sách.

Xưng hô trong tiếng Việt

Xưng hô là một vấn đề không nhỏ trong giao tiếp hiện nay bằng tiếng Việt, dù là người Việt nói chuyện với nhau hay giữa người  nói tiếng Việt...

Bộ ảnh màu về Việt Nam 1991-1993

Là một giáo viên, nhưng Hans-Peter Grump lại thường đi du lịch khắp thế giới để trải nghiệm cuộc sống ở các nước khác nhau và  khám phá những vùng đất...

Đêm, nhớ về Sài Gòn…

Đêm nhớ về Sài Gòn. Thấy phố phường buồn xưa chưa nguôi Những con đường thèm đôi chân vui, đã bao lâu chờ đợi Phải. Có đêm nào mà ta...

Quân chúa Nguyễn bảo vệ biển đảo, xua đuổi người Âu Châu

Phí Tín, tác giả Tinh Tra Thắng Lãm [星槎勝覽], đảm nhiệm chức Thông sự [Phiên dịch] cho phái đoàn Trịnh Hoà, 4 lần xuống Tây dương. Từng đi qua các...

Vì sao bộ phim ‘Godfather’ lại quyến rũ cánh đàn ông đến thế?

Bốn thập niên sau ngày ra đời, “Godfather” (“Bố già”, 1974) vẫn được xem như một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại; vẫn đứng thứ hai trong...

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh

“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn...

Vì sao có tục kiêng hốt rác đổ đi trong ba ngày tết?

Trong "Sưu thần ký" có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem...

Nghề thêu ở Văn Lâm

Trải qua nhiều thế kỷ, những tác phẩm thêu thùa luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ truyền thống. Và trong các làng nghề thêu truyền thống ở...

Tưới dưa cho người

Tống Tựu làm quan Doãn một huyện gần biên thuỳ nước Lương, chỗ giáp với nước Sở. Người đình trưởng ở biên thuỳ nước Lương cùng người đình trưởng ở...

Lịch sử ra đời của nhà ống

Tại sao nhà ở Việt Nam quá hẹp? Đây dường như là một câu hỏi phổ biến của du khách khi đến Việt Nam, đặc biệt là ở các thành...

Tín ngưỡng Sùng bái con người của Văn hoá Việt

Trong con người có cái vật chất và cái tinh thần. Cái tinh thần trừu tượng, khó nắm bắt, nên người xưa đã thần thánh hóa nó thành khái niệm...

Về ‘nước Việt Thường’ trong lịch sử

1. Nước Việt Thường trong sử sách xưa và nay Trong cổ thư Trung Quốc, Thượng Thư (thế kỷ 3 TCN) là tác phẩm đầu tiên chép chuyện nước Việt...

Exit mobile version