Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những kỹ năng chúng ta không được dạy ở trường học

Trường học được cho là cái nôi của mọi kiến thức con người. Dẫu vậy, hệ thống kiến thức được giảng dạy hiện nay tại trường vẫn chưa thực sự đầy đủ (ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại). Đặc biệt là sự thiếu hụt những kỹ năng quan trọng giúp con người ta có thể suy nghĩ và trưởng thành được như một người lớn “thực thụ”.

Theo trang LifeHacker, dưới đây sẽ là một số môn học và kỹ năng mà “ước gì” chúng ta có thể sớm được dạy trong trường học. Lưu ý, mức độ quan trọng của kỹ năng tăng dần theo thứ tự.

10. Khoa học máy tính

10 kỹ năng

Nhìn vào tầm ảnh hường của CNTT đến thế giới ngày nay, thật khó để tin rằng, hầu hết các trường học hiện nay đều không giảng dạy bộ môn khoa học máy tính (hoặc nếu có thì cũng chỉ là những kiến thức qua loa). Thực tế, theo nghiên cứu của trang Code.org, 10 trường học ở Mỹ thì có đến 9 không giảng dạy kiến thức coding (mã hóa) dù kỹ thuật và lập trình là một trong những ngành nghề phát triển nhanh và mang lại lợi nhuận nhất hiện nay trên thế giới.

Thâm chí, ngay cả khi bạn không có ý định trở thành một lập trình viên trong tương lai, việc học tập để có được khả năng suy nghĩ logic mọi vấn đề giống như một nhà khoa học máy tính cũng là một trong những lợi ích đáng học hỏi, cũng như là sự thiết yếu của các môn học vật lý hay tiếng anh ngày nay.

9. Đọc nhanh

Đọc nhanh là một kĩ năng quan trọng trong đời sống. Dù nó không có khả năng biến bạn trở thành thiên tài, song lợi ích mà nó mang lại cũng không hề nhỏ. Bao gồm trong đó là kỹ thuật đọc lướt – kĩ năng giúp ích rất nhiều cho sinh viên khi phải nghiên cứu một danh sách rất dài những giáo trình cần đọc. Ví dụ, khi đọc một quyển sách dài, nhờ kỹ thuật này bạn có thể nhanh chóng có được cái nhìn tổng quan nhất cho nội dung trong quyển sách, bằng cách phân nhóm các từ cần đọc để có được ý chính tổng thể cho một đoạn dài nhanh hơn.

Đặc biệt, trong thời đại công nghệ hóa cần nhiều sự năng động, nhanh nhẹn trong công việc ngày nay, kĩ năng đọc nhanh lại càng thiết yếu.

8. Quản lý thời gian

Các khóa học quản lý thời gian thường chỉ dành cho CEO và những quản lý cấp cao. Song, kiến thức về việc nên làm thế nào để có thể tận dụng tối đa thời gian giới hạn cũng có tầm quan trọng không kém đối với mỗi con người bình thường. Có lẽ, nếu chúng ta được dạy những kỹ năng quản lý thời gian từ sớm hơn thì những vấn đề như trì hoãn và chậm chạp trong công việc đã không xảy ra.

7. Kỹ năng học tập

Học tập đúng cách luôn là điều “trăn trở” mà không phải ai cũng có thể biết được. Cũng giống như quản lý thời gian, các kĩ năng học tập nên được những giáo viên, trường học đưa vào chương trình giảng dạy sớm hơn từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho đến đại học, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, nó vẫn chưa chính thức được phổ cập toàn cầu, ngoài trừ một vài tụ điểm nhỏ lẻ.

Học những cách ghi chép tốt hơn, phương pháp nghiên cứu hiệu quả hơn và quan trọng nhất là, cách ghi nhớ những gì bạn đã học được là tất cả những kỹ năng học tập cơ bản mà mỗi học sinh nên được phát triển từ sớm.

6. Quản lý tài chính

Sớm dạy đứa trẻ biết cách sử dụng tiền bạc nên được bắt đầu ngay từ trong gia đình cho đến những trường học. Thật không may mắn, không phải ai cũng được nhận thức nền giáo dục tài chính đó từ sớm. Trên hết, các lớp học toán đều có thể kết hợp với những ví dụ thực tế để giảng dạy cho trẻ em biết được những điều cơ bản về tài chính như ngân sách, nợ tiền, lãi kép, hay chỉ đơn giản hơn là những lợi ích từ về việc nên tiết kiệm nhiều hơn những gì ta kiếm được. Tuy nhiên, hầu như rất ít khi điều đó đươc giảng dạy trong trường học.

5. Kĩ năng sinh tồn

Dù có hay không Zombie Apocalypse (tạm dịch: Ngày khải huyền của các Zombie) hay những ngày tận thế khác như trong những tiểu thuyết viễn tưởng thường có, thì những kỹ năng sinh tồn vẫn luôn luôn chưa bao giờ là thừa thãi. Liệu bạn có chắc chắn rằng, xe của mình sẽ không bao giờ bị hỏng tại nơi hoang vắng, hay nhà bạn ở sẽ không bao giờ bị trộm hoặc cướp “ghé thăm” vào nhà?

Do vậy những kĩ năng cơ bản như tìm kiếm nguồn nước, cách đánh lửa, dựng chòi hoặc các kỹ thuật cao cấp hơn như sơ cứu tại chỗ, cách tạo ra bữa ăn từ những nguồn cung cấp hạn chế và nhiều kĩ năng khác, vẫn rất quan trọng đối với con người tùy theo từng hoàn cảnh, đặc biệt là đối với các “phượt thủ”.

4. Kĩ năng đàm phán

Theo thống kê, thật đáng ngạc nhiên về số lần những cuộc đàm phán mà mỗi con người ta sẽ phải trải qua trong cuộc đời. Từ việc mua một chiếc xe, cố gắng giảm tiền hóa đơn ngoài chợ, thương thảo với sếp về vấn đề lương nhận được và nhiều hoạt động thiết thực khác, tất cả đều cần có kỹ năng đàm phán. Hiện nay, nhiều trường học cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng này, nhưng có lẽ, việc có thể đưa nó vào phổ cập vẫn còn cần rất nhiều thời gian nữa.

3. Tự vệ cơ bản

Thực vậy, những kĩ năng này cũng không kém phần quan trọng trong cuộc sống. Nhưng không hiểu sao, tại những trường học hiện nay, hầu như chỉ có những học sinh nam mới được học các thế võ tự vệ, trong khi hầu hết những bạn nữ lại học … nhảy múa.

2. Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe thể chất và tinh thần đều là những yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công của một con người. Tại trường học, có nhiều những hoạt động thể thao giúp tăng cường sức khỏe thể chất, trong khi đó, yếu tố sức khỏe tinh thần lại hầu như không được nhiều sự quan tâm. Điều này đã và đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến tố chất tâm lý của con người từ học sinh, sinh viên đang đi học cho đến những công nhân, nhân viên đã đi làm.

Không lạ lẫm gì khi những vấn nạn ngày nay như tình trang hay căng thẳng, lo âu trong công việc, hoặc nghiêm trọng hơn là nạn trầm cảm, nghiện hút đang tăng dần theo thời gian. Bởi vậy, cần sớm xử lý, “nuôi dạy con từ khi còn trứng nước” là điều vô cùng cần thiết.

1. Kỹ năng nộp đơn và phỏng vấn xin việc

Không thể phủ nhận, trường học trang bị cho ta kiến thức, hành trang, trước khi tiếp bước vào đời. Song có một thực tế phũ phàng rằng, những kỹ năng nộp đơn, hay phỏng vấn khi xin việc lại là những kiến thức chúng ta sẽ được học trong “trường đời” sau nhiều lần vấp ngã. Vậy tại sao, trường học không trang bị sớm cho ta những kiến thức về cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, phương pháp viết hồ sơ hiệu quả hay những điều cần chuẩn bị trước khi phỏng vẫn nhỉ? Câu hỏi này vẫn đang thực sự cần một lời giải đáp.

Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn

Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) là một nhạc sĩ nổi tiếng, với ca khúc Nắng Chiều. Ông sinh ngày 1/5/1925 tại Điện Bàn tỉnh Quảng nam. Cha mất sớm, mẹ ông...

“Grù” không phải là tiếng Việt

Báo Công an TP HCM ngày 16-4-2016 có đăng tại trang “Sáng tác” bài “Tiếng bồ câu “grù grù” ngoài cửa sổ” của Trương Thanh Thùy. Xin ông cho hỏi:...

Sài Gòn năm 1970 qua ảnh quý của cựu binh Mỹ

Những hình ảnh quý giá về Sài Gòn năm 1970 – 1971 do cựu nhân viên quân sự Mỹ John Hettish thực hiện. Đường Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ),...

Sông, hồ ở Hà Nội xưa và nay

Thủ đô Hà Nội là vùng đất có rất nhiều sông, hồ tự nhiên. Chính hệ thống sông, hồ này đã tạo cho Hà Nội có nhiều cảnh quan thiên...

Sơ Lược Lịch Sử Giáo Dục Việt Nam (1954-1974): Dân Tộc, Nhân Bản, Khai Phóng

Bài nầy chỉ viết sơ lược về đường hướng giáo dục ở Việt Nam (VN) trong khoảng thời gian 1954-1974 (1974 là năm mà những tài liệu liên quan được...

Chùa Từ Đàm – Ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế

Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu...

Đời sống ở Hà Nội cuối thế kỷ 19 qua ảnh

Pierre Dieulefils (1862-1937, người Pháp) là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam. Cùng xem những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội cuối thế...

Sài Gòn năm 1963 trong ảnh của Pete Komada

Quầy bar Sài Gòn, dinh Độc Lập đang được xây dựng lại, trực thăng ‘quả chuối’ ở sân bay Tân Sơn Nhất… là loạt ảnh Sài Gòn 1963 do cựu...

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ...

Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà...

Tục khao lão

Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ, Có rượu thì ông chống gậy ra. (Nguyễn Khuyến) Lên lão cũng phải khao. "Khao lão" không khó khăn như khao vị thứ...

Sự khác nhau giữa nhân thân và thân nhân

1. Nhân thân là gì? Nhân thân là những thuộc tính gắn liền với bản thân của một người nào đó, không thể tách rời và cũng không thể chuyển...

Exit mobile version