Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

5 điều bạn chưa biết về đường Đồng Khởi

Đồng Khởi – “Con đường sang trọng bậc nhất TP HCM” đã chứng minh vị thế độc tôn của mình qua hơn 150 năm gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố phát triển năng động.

ĐỒNG KHỞI CON ĐƯỜNG ĐẸP, CỔ XƯA VÀ SẦM UẤT

Năm 1861, khi Sài Gòn lọt vào tay quân Pháp, đường Đồng Khởi ngày nay đã có một quá trình dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân địa phương. Nhưng phải chờ đến ngày 1/2/1865, khi Đề đốc De La Grandière đổi tên cho con đường thành Catinat, mới thực sự mở ra thời kỳ vàng son cho chính nó và cả thành phố Sài Gòn.

Đồng Khởi xưa có tên là Catinat – còn có tên khác là “Rue no.16” (thời Pháp thuộc).

Từ đó đến nay, đường Đồng Khởi đã có hơn 150 năm lịch sử, trở thành một trong những con đường lâu đời nhất tại TP HCM

Đồng Khởi xưa nhìn từ trên cao, tấp nập và sầm uất.

ĐỒNG KHỞI LÀ 1 TRONG 8 CON ĐƯỜNG “ĐẮT” NHẤT VIỆT NAM

Nằm ở quận 1 – trung tâm kinh tế văn hóa TP HCM với vị trí đắc địa và thường xuyên thu hút một lượng lớn du khách trong ngoài nước đến tham quan, lưu trú và kinh doanh khiến cho Đồng Khởi từ lâu đã trở thành “con đường vàng” của những nhà đầu tư bất động sản. Theo thông tin từ cuộc khảo sát giá đất thị trường tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố của Ban Chỉ đạo xây dựng Bảng giá đất TP HCM, giá đất tại tuyến đường Đồng Khởi có mức giá gần 600 triệu/m2, cao nhất TP HCM.

Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn… có giá đất đắt nhất TP HCM.

ĐỒNG KHỞI LÀ MỘT CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

Nhà báo Pháp Lucien Bodard từng ví đường Đồng Khởi như cái cuống rốn của Sài Gòn (xưa), hay có một cách ví von khác, là nơi lắng nghe nhịp đập của trái tim Sài Gòn. Trong chiến tranh, đây là nơi từng xảy ra những sự kiện quan trọng. Nơi đây có dinh thự của Cao ủy Pháp, Bộ Tổng tham mưu, Bộ chỉ huy MAAG…

ĐỒNG KHỞI CON ĐƯỜNG CỦA VĂN HÓA

Quy tụ những tụ điểm từng là nơi giao lưu văn hóa của giới thượng lưu, trí thức thành phố như hiệu bán đĩa hát Ménestrel (gần nhà hàng Bông Sen ngày nay), rạp Catinat (nằm trên một con hẻm đâm ra đường Catinat), nhà hàng Brodard nhà thuốc Tây Soliréne, rạp hát Eden, tiệm sách Albert Portail, nhà hàng La Pagodel … ngày đêm ra vào tấp nập. Tiếp nối nhịp sống sôi động đó, đường Đồng Khởi ngày nay cũng trở thành điểm đến náo nhiệt, quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần người dân TP HCM với nhiều hoạt động, sự kiện hoành tráng thường được diễn ra tại đây trong những dịp lễ, hội lớn của thành phố: lễ hội đón Tết Nguyên đán, Tết Dương lịch, lễ Giáng sinh…

ĐỒNG KHỞI – CON ĐƯỜNG CỦA KIẾN TRÚC

Xưa, đường Đồng Khởi tự hào với những công trình văn hóa đồ sộ như Nhà hát thành phố, Nhà thờ Đức Bà, quảng trường Francis Garnier đến những cơ quan chính phủ như dinh Thống đốc Nam Kỳ (1868), tòa đô chính (1908) nay là Ủy ban nhân dân TP.HCM … và hàng loạt khách sạn sang trọng tồn tại đến tận hôm nay như Continental (1880), Majestic (1925), Grand Hotel Saigon (1930). Nay con đường danh giá này mang thêm màu sắc đương đại từ những công trình đẳng cấp 5 sao như tháp đôi TTTM Vincom và khu căn hộ cao cấp Vinhomes Đồng Khởi, tòa nhà Opera House, tòa nhà Saigon Metrepolitant… Đây là những công trình hiện đại phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí mua sắm cao cấp, tập trung những thương hiệu hàng đầu với hệ thống nhà hàng sang trọng, dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu.

Với một vị thế độc tôn và tầm quan trọng bậc nhất đối với kinh tế, văn hóa, chính trị, du lịch, là sự kết hợp hoàn hảo, hòa quyện giữa lịch sử, hiện tại và tương lai; đường Đồng Khởi xứng đáng với danh xưng “con đường vàng”, “trái tim” không thể thay thế được của Sài Gòn – TP HCM.

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 6/10 – Dân chơi tại khu chuồng cọp Côn Đảo

Chuồng cọp trại 7 Côn Đảo thuộc dạng “chuồng cọp kiểu Mỹ”, mới xây sau năm Mậu Thân (cűng với trại 6). “Chuồng cọp kiểu Mỹ” được xây quãng cuối...

Khám phá thú vị về nghề nghiệp xưa ở Việt Nam qua ảnh

Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã hội, giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa...

Ghi chép về một đám ma xưa

Sống dầu đèn, Chết kèn trống ( tục ngữ ). Tang ma cho người đã khuất vốn là quan trọng với người Việt cổ, nó thể hiện sự hiếu kính với ông...

Hoàng Oanh kể về kỷ niệm với bài hát ‘Chuyến Tàu Hoàng Hôn’

Bài viết này được chính ca sĩ Hoàng Oanh viết, kể về câu chuyện nhỏ thú vị xung quanh bài hát bất hủ: Chuyến Tàu Hoàng Hôn. Ca sĩ Hoàng...

Ảnh màu đặc biệt về cuộc sống Hà Nội năm 1973

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973, người Hà Nội mới thật sự được cảm nhận cuộc sống bình yên sau nhiều năm bị máy bay Mỹ...

Thành ngữ “Ba que xỏ lá”

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá, mỗi...

Canh chua cá và tiếng ầu ơ…

Ra ngoài ao bắt lên con tra, xuống vườn rau bẻ vài cây rau ngổ, cắt nhánh bạc hà, hái trái me chua… Một nồi canh mùi thơm bốc lên...

Quái vật 21 khuôn mặt

"Quái vật 21 khuôn mặt" dẫn cảnh sát vào một cuộc điều tra chưa từng thấy và đã trở thành một trong những tội ác chưa được giải quyết khó...

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ trong thế kỷ XIX

Tác giả của những tác phẩm văn học sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên là các ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Minh Ký...

Bàn thêm về cáo dụ cần vương của vua Hàm Nghi

THÔNG BÁO CHO THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG (CÁO DỤ CẦN VƯƠNG), LỆNH DỤ THIÊN HẠ CẦN VƯƠNG & CỤM TỪ "TỜ CHIẾU CẦN VƯƠNG CỦA VUA HÀM NGHI" - Phần...

Tết Nguyên Đán và Lễ Nghênh Xuân

Nguyên = đầu, Ðán = buổi sớm mai. Nguyên Ðán là buổi sớm mai của đầu năm. Tết Nguyên Ðán là cái lễ đầu tiên của năm mới, vào ngày...

Những bệnh viện hơn 1 thế kỷ ở Sài Gòn

Y viện Hải quân thời Pháp thuộc nay là Bệnh viện Nhi đồng 2, còn Bệnh viện Nhiệt đới chính là Bệnh viện Chợ Quán cũ thuộc loại cổ nhất...

Exit mobile version