Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Bí mật về những nhân vật hoạt hình của Walt Disney mà ít người biết

Mau mau lục lại đống băng đĩa Disney cũ mà xem, có phải chuột Mickey và Minnie, gia đình Goofy, cô bò Clementine… hay các nhân vật khác đều mang găng tay trắng trong từng khung hình hay không?

Có một cảnh trong bộ phim kinh điển của Disney “An extremely Goofy Movie”, trong đó nhân vật bạn thân của Max – Bobby Zimmeruski – hỏi rằng: “Vì sao chúng ta luôn mang găng tay nhỉ?”


…đeo găng tay?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần sự giúp đỡ của John Canemaker – nhà nghiên cứu lịch sử hoạt hình và cũng là giáo sư của ĐH New York.

John cho biết: “Ít ai để ý và hỏi điều này, nhưng khi đã hỏi rồi thì có nhiều cách trả lời lắm”. Hãy cùng điểm qua một số lý do mà các nhân vật hoạt hình kinh điển luôn mang găng tay trắng nhé.

1. Tiết kiệm thời gian vẽ

Hãy tưởng tượng trung bình cần khoảng 24 khung hình cho một giây phim, nghĩa là cần phải vẽ tổng cộng 14.400 khung hình cho một bộ phim ngắn dài 10 phút!

Và tất cả phải được vẽ bằng tay trong cái thời điểm mà không có bất kỳ chiếc máy tính hay phần mềm hỗ trợ nào. Do đó các nhà làm phim thời ấy đã nghĩ ra một cách là vẽ hình dạng cơ thể nhân vật dài ngoằng, có cử động dẻo như cao su và các góc cạnh chuyển hết sang hình tròn.


Vẽ khối tròn đỡ tốn thời gian hơn.

Bằng phương pháp đó, các họa sĩ sẽ tốn ít thời gian hơn vào việc vẽ các chi tiết như khuỷu tay, đầu gối.

Và tác dụng của đôi găng tay trong chuyện này là để các nhà làm phim đẩy nhanh tiến độ (vì hình tròn thì vẽ nhanh hơn là góc cạnh) và… khỏi vẽ ngón tay, móng tay hay các khớp tay.


Cách vẽ này giúp các họa sĩ sẽ tốn ít thời gian hơn vào việc vẽ các chi tiết như khuỷu tay, đầu gối.

2. Tránh sự hòa lẫn màu sắc của tay với cơ thể

Vào thời gian đầu, hoạt hình chỉ xuất hiện dưới dạng trắng đen, do đó đối với các nhân vật có tạo hình từ động vật, màu lông tay đen sẽ lẫn với màu cơ thể.

Điều này khiến khán giả khó có thể thấy được cử động của bàn tay. Và chính đôi găng tay trắng đã giải quyết được việc này.


Đen thui thế này thì làm sao mà phân biệt được đâu là tay đâu là cơ thể.

3. Biến nhân vật của mình thành “người”

Walt Disney có lẽ là người đầu tiên cho nhân vật của mình mang găng tay khi tạo ra bộ phim về chuột Mickey “The Opry House” vào năm 1929.

Dù là một chú chuột, nhưng đôi găng tay đã khiến các cử động chơi piano của Mickey trở nên sinh động và có chất “người” hơn.


Đây là tập phim đầu tiên chuột Mickey được mang găng tay.

Ngoài ra, có một điều thú vị là Disney chỉ cho các nhân vật “chưa – phải – là – người” mang găng tay mà thôi. Hãy nhìn chú bé người gỗ Pinocchio, khi cô tiên xanh biến em thành một bé trai thực sự, đôi găng tay đã biến mất!


Đôi găng tay đã biến mất!

4. Sự mô tả chân thực lịch sử

Nicholas Sammond đã viết trong cuốn sách “Sự khai sinh của một ngành công nghiệp”, rằng những nhà làm phim thời đó đã từng biểu diễn trong các gánh hát nơi mà người nghệ sĩ bôi đen mặt và từ đó đưa những kinh nghiệm thu được vào trong chính bộ phim của mình.

Chuột Mickey đã diễn tả được chính xác hình ảnh người hát rong thời đó, với gương mặt đen, trang điểm đậm và mang những đôi găng tay trắng.


Hình ảnh của một đoàn hát rong thời đó.

Sammond viết trong cuốn sách của ông: “Mickey không phải trông như một người hát rong, mà Mickey chính là một người hát rong đích thực!”


Đôi găng tay đã khiến các cử động chơi piano của Mickey trở nên sinh động.

Bấy nhiêu lý do ở trên có lẽ đã đủ để trả lời câu hỏi của Bobby Zimmeruski rồi nhỉ?

Sến chưa chắc là bolero, bolero nào phải sến

Buồn lòng khi bây giờ (chưa lâu lắm) mà mọi người đã quên mất ngày trước nhạc cũ bị dán mác nhạc vàng một cách khinh miệt như thế nào!...

Kiến trúc thành lũy thời nhà Nguyễn

Đặc trưng rõ nét của các thành thời Nguyễn, đặc biệt là thành ngoài (phòng thành), là kiểu kiến trúc phòng thủ Vauban2. Ở Việt Nam, thành đầu tiên được...

Nghĩa của từ táo trong “Táo quân”

Tại sao lại gọi là “ông Táo”? “Táo” là gì? Táo là tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa là bếp. Đại táo là bếp to, nấu cho...

Minh tinh điện ảnh người Việt đầu tiên tại trời Tây

Ai là diễn viên điện ảnh người Việt đầu tiên? Minh tinh người Việt nào từng thành danh và nổi tiếng khắp nước Pháp đầu thế kỷ 20? Đây là...

Những hình ảnh “sexy” của Korean Kittens tại miền nam Việt Nam thời chiến

Korean Kittens là nhóm nhạc nhẹ nổi tiếng với lối ăn mặc khá “mát mẻ” của Đại Hàn những năm 1960. Cùng xem hình ảnh thú vị về buổi biểu...

Những ngộ nhận về áo dài Cát Tường

Càng ngày áo dài truyền thống càng phổ thông hơn ở nước ta và trên thế giới. Đến nỗi đã có vài luận án tiến sỹ ở Mỹ và Úc...

Bánh kà tum trong hốc kẹt Tri Tôn

Người phụ nữ đoạt huy chương vàng 2016 trong lễ hội bánh dân gian hàng năm vào cuối tháng 4, năm nay đã không có dịp quay trở lại nơi...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 4/25 – Nguyên nhân mất mát âm D và GI của miền Bắc

Một người Bắc Việt mới vào Nam, không thể nào phát âm được hai âm D và Gi giống người Nam cả, chỉ dẫn thế nào họ cũng thất bại....

Nguồn gốc câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”

“Tam sao thất bản”, điều này đặc biệt đúng đối với câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”. Ngày nay, “Diệp Công hiếu long” là một câu thành ngữ dùng...

Sài Gòn “tám” chuyện Nhất mực, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm

Người Sài Gòn có thú vui uống cà phê ngoài phố, cà phê “quán cóc”, cà phê hẻm và “tám” đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, ví dụ như...

Xã hội hoàng quyền xưa không cần có hiến pháp

Vì sao mãi đến tận cuối thế kỷ 18 thì bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại mới xuất hiện? Tại sao xã hội hoàng quyền phương...

Hoàng Oanh kể về kỷ niệm với bài hát ‘Chuyến Tàu Hoàng Hôn’

Bài viết này được chính ca sĩ Hoàng Oanh viết, kể về câu chuyện nhỏ thú vị xung quanh bài hát bất hủ: Chuyến Tàu Hoàng Hôn. Ca sĩ Hoàng...

Exit mobile version