Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cuộc đời người vợ của huyền thoại Lý Tiểu Long

Sau khi Lý Tiểu Long qua đời, Linda Cadwell đã tái hôn hai lần, bà hạnh phúc cùng chồng và 9 đứa cháu.

Linda Lee Cadwell (tên thật là Linda C. Emery) sinh ngày 21/3/1945 tại Everett, Washington. Bà quen biết Lý Tiểu Long khi đang học tại trường trung học Garfield – nơi Lý Tiểu Long dạy võ thuật. Khi đó, theo lời kể của Linda, “bất cứ nữ sinh nào cũng biết Lý Tiểu Long vì anh ấy rất bảnh bao và đẹp trai”.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Linda đã tới lớp dạy võ của Lý Tiểu Long theo gợi ý của cô bạn gái. Bà đã trở thành một trong những học viên nữ đầu tiên của ông. “Tôi trở thành môn đệ của anh ấy và quan tâm tới thầy giáo hơn võ thuật”, Linda thú nhận.

Lý Tiểu Long và Linda quen nhau trong trường đại học.

Mối quan hệ thầy – trò nhanh chóng biến thành tình yêu, hai người bắt đầu hẹn hò từ năm 1963. Linda kể lại: “Lần đầu tiên gặp nhau, chúng tôi vẫn còn là sinh viên. Thời điểm đó, cả hai đều rất vô tư và không phải suy nghĩ nhiều về tương lai.

Khi mối quan hệ đi tới bước phát triển mới, chúng tôi bắt đầu tính chuyện sau này. Cả hai quyết định kết hôn, khi ấy, tôi không hề ý thức được đây là bước ngoặt, là chuyện quan trọng nhất của đời mình”. Hai người kết hôn ngày 17/8/1964 sau một năm hẹn hò. “Đối với Lý Tiểu Long, lấy vợ sinh con mang lại cho anh ấy nhiều trách nhiệm, cuộc sống của anh trở nên phức tạp hơn. Phải tìm việc làm ổn định, kiếm tiền nuôi gia đình, anh ấy cảm thấy không thỏa mãn, bởi anh ấy vẫn có ước mơ riêng”, Linda kể.

Năm 1965, cặp đôi chào đón sự ra đời của cậu con trai đầu lòng, chỉ dựa vào cái tên Lý Quốc Hào cũng có thể biết được, Lý Tiểu Long kỳ vọng thế nào về quý tử của mình. Từ khi con còn nhỏ, Lý Tiểu Long đã muốn huấn luyện cho con trở thành người tiếp bước mình. Bốn năm sau, năm 1969, cô con gái thứ hai Lý Hương Ngưng ra đời.

Vì muốn chăm lo cho gia đình, Linda gần như từ bỏ mọi ước mơ, hoài bão của mình, bà luôn bên cạnh Lý Tiểu Long. Linda không trông đợi việc chồng sẽ trở thành một ngôi sao quốc tế mà chỉ mong ông thực hiện được lý tưởng của mình. Đối với Linda, Lý Tiểu Long vui vẻ, thành công chính là hạnh phúc lớn nhất của bà. Tuy chịu nhiều vất vả và áp lực, song Linda là người phụ nữ lúc nào cũng tràn đầy tình yêu dành cho Lý Tiểu Long.

Sau cái chết đột ngột của chồng năm 1973, Linda cùng hai con rời Hong Kong, trở về Mỹ. Ban đầu, bị ám ảnh bởi sự ra đi của chồng, bà không muốn con trai Lý Quốc Hào tiếp tục nối nghiệp cha.

Cùng với các học trò của người chồng quá cố, Linda mở lớp dạy võ, đồng thời cùng con gái Lý Hương Ngưng quản lý quỹ mang tên Lý Tiểu Long – một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ việc học võ thuật. Trở thành góa phụ năm 28 tuổi, Linda một mình nuôi 2 con suốt 15 năm, năm 1988, bà tái hôn với Tom Bleecker nhưng ly hôn ngay một năm sau đó.

Linda đã lên chức bà với 9 đứa cháu.

Năm 1991, bà kết hôn với Bruce Cadwell. Năm 1993, đúng 20 năm sau cái chết của chồng, Linda một lần nữa suy sụp khi cậu con trai Lý Quốc Hào đột ngột ra đi trên phim trường.

Tháng 7/2013 – 20 năm sau cơn ác mộng ấy, Linda chia sẻ bà đang có “một cuộc sống tuyệt vời bên người chồng Bruce Cadwell”. Cả hai sống ở Idaho và có 9 đứa cháu. Tái hôn 2 lần, song Lý Tiểu Long dường như vẫn là người khó quên nhất trong cuộc đời Linda. Bà từng cho xuất bản ba cuốn sách về người chồng quá cố bao gồm: Người đàn ông duy nhất tôi biết (1975, được dựng thành bộ phim Dragon: The Bruce Lee Story 1993), The Bruce Lee Story (1989) và một cuốn sách về cái chết của Lý Tiểu Long năm 1996.

Ảnh cố đô Huế hơn 100 năm trước

Những hình ảnh khắc họa Huế cổ kính, rêu phong với đầy đủ không khí hoàng tộc triều Nguyễn. Cùng cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính của Cố...

Sến chưa chắc là bolero, bolero nào phải sến

Buồn lòng khi bây giờ (chưa lâu lắm) mà mọi người đã quên mất ngày trước nhạc cũ bị dán mác nhạc vàng một cách khinh miệt như thế nào!...

Vì sao lại gọi “Anh Hai Sài Gòn”?

Vì sao lại là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả”? Như thế nào mới là “người Sài Gòn”? Liệu “anh Hai Sài Gòn” và “anh Hai Nam bộ” có...

“Búa” trong “chợ búa; “Hóc” trong “hóc búa” nghĩa là gì?

Tại sao lại nói “chợ búa”? Có lẽ nào “chợ búa lại là chợ bán búa (để đóng đinh) giống như “chợ cá” là “chợ bán cá”, “chợ vải” là...

Chợ Trời Ở Sài Gòn Ngày Trước

Đồ hộp các loại tuôn ra chợ trời Sau năm 1954, ngoài Khu Dân Sinh bán buôn đủ loại mặt hàng thượng vàng hạ cám ở gần Cầu Muối, người...

Hà Đồ, Lạc Thư ẩn tàng chữ Vạn của Phật gia, Thái cực của Đạo gia

Người am hiểu lý học, toán quái chắc hẳn đều ít nhiều tìm hiểu về Hà Đồ và Lạc Thư. Hai đồ hình này đều xuất hiện từ thời văn minh...

Đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Quan Tượng Đài – đài thiên văn của triều Nguyễn – là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của...

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do...

Cuộc Sống Của Người Dân Miền Nam Thời Kỳ Trước Và Sau Thuộc Địa Pháp – (Phần 2/Kết)

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Lịch sử kinh rạch ở Sài Gòn – Chợ Lớn và nỗi lo úng ngập

Sài Gòn ban đầu là tên gọi khu đất thuộc Quận 5 hiện nay.Năm 1778, quân Tây Sơn lấy cớ người Hoa trợ giúp cho Nguyễn Ánh nên đã tàn...

Xe lam, Xe của kỷ niệm

Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những...

Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì...

Exit mobile version