Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cuộc sống bên trong con hẻm trăm tuổi tại Sài Gòn

Theo một số nghiên cứu khác thì cái tên Hào Sỹ Phường có xuất xứ từ nghề nghiệp của cư dân trong hẻm. Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp đã tạo điều kiện cho cộng đồng người Hoa thoải mái xây dựng khu vực Chợ Lớn theo lối sống truyền thống của họ, miễn là không tạo nên sự khác biệt quá lớn đối với văn hóa bản địa.

Chuyện về con hẻm 100 năm tuổi đậm chất Hong Kong giữa lòng Sài Gòn mang tên Hào Sỹ Phường - Ảnh 5.

A Tôn là người đã sống ở hẻm trên 50 năm, ông không rành tiếng Việt vì từ nhỏ chỉ giao tiếp bằng tiếng Hoa.

Từ đó những con hẻm mang đậm văn hóa Trung Hoa xuất hiện, những hẻm này được đặt tên riêng theo tên của người chủ và có chữ cuối thường là: Lý, Hạng, Phường. Trong đó Lý là một xóm, Hạng là tập hợp những gia đình có quan hệ họ hàng, Phường là nơi quy tụ những người cùng chung một nghề với nhau. Phường thông thường là một hẻm cụt, gồm vài chục căn nhà mà những người làm cùng nghề, hoặc chung một ông chủ, chung tiền ra mua, hoặc được chủ cho ở. Theo đó hẻm Hào Sỹ Phường là nơi ở của những công nhân làm nghề chế tạo xà phòng (xà bông), chà gạo cho một ông chủ tên là Hào Sỹ. Theo một số người dân trong hẻm thì cách lý giải này phù hợp hơn cả, vì trước đây tất cả cư dân ở đây đều làm thuê, làm mướn.

Chuyện về con hẻm 100 năm tuổi đậm chất Hong Kong giữa lòng Sài Gòn mang tên Hào Sỹ Phường - Ảnh 6.

Trong hẻm những quán cà phê cốc được bày trí đơn giản để dân cư ngồi trò chuyện với nhau.

Ốc đảo bình yên giữa thành phố

Dù được lý giải bằng cách này hay cách khác thì Hào Sỹ Phường vẫn cứ thế, bình dị suốt hơn 100 năm qua. Ở nơi đây dường như mọi thứ trôi qua chậm hơn. Người ta tận hưởng cuộc sống không vội vã, không khói bụi, không tiếng ồn, dù chỉ cách đường lớn có vài bước chân.

Có một điều thú vị là dù chỉ cách trục đường lớn có vài bước chân, nhưng Hào Sỹ Phường dường như không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hay khói bụi của bên ngoài.

Theo A Tôn thì trước giải phóng ở Hào Sỹ Phường chỉ có duy nhất một hộ dân là người Việt, còn lại là người Hoa gốc Tiều và Hải Nam. Về sau thì người Việt vào ở nhiều hơn, nhưng con hẻm vẫn giữ được nét đặc trưng của mình. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Ngũ phúc lâm môn được dán ở trước cửa, bàn thờ Thảo Địa, Thiên Quang rất đặc hữu của văn hóa Trung Hoa.

Những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa được cư dân trong hẻm gìn giữ qua nhiều năm tháng.

Nhà trong hẻm được xây theo dạng chung cư, gồm nhiều căn nhà nhỏ được bố trí ở 2 tầng có các cầu thang kết nối. Hẻm có 1 lối thông ra đường Trần Hưng Đạo và một lối thông ra Ngô Quyền. Hệ thống cầu thang bên trong cũng vô cùng độc đáo, khác hẳn với những con hẻm của người Việt ở Sài Gòn.

Hệ thống lối đi trong hẻm khá lạ so với những con hẻm của người Việt.

Tồn tại hơn 1 thế kỷ, cơ sở vật chất của những căn nhà trong hẻm đã bắt đầu xuống cấp. Phần ngói lợp được thay thế bằng tôn, các cửa gỗ cũng dần thay bằng cửa sắt. Theo kế hoạch của thành phố thì trong 1 -2 năm nữa sẽ tiến hành giải tỏa hẻm Hào Sỹ Phường.

Cụ Diệp Liên (97 tuổi) đã sống cả một đời người ở Hào Sỹ Phường, có lẽ thông tin giải tỏa khiến cụ khá hụt hẫng, nhưng với tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp như hiện tại thì đây có thể là một lựa chọn hợp lý. Dẫu sao Hào Sỹ Phường cũng đã làm tròn nhiệm vụ của nó, và mãi mãi là một dấu ấn đẹp trong lòng người Sài Gòn.

Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Khám phá vẻ đẹp của biển Đại Lãnh, cuộc sống ở thành phố Nha Trang và những di tích cổ độc đáo của người Chăm tại Ninh Thuận năm 1992...

Lý giải tường tận con người Trần Thủ Độ

Giết hại hoàng tộc nhà Lý, cưới hoàng hậu nhà Lý cùng họ Trần, yêu cầu hoàng thân nhà Trần lấy người cùng họ – Những việc Trần Thủ Độ...

Hà rầm hà rạc là nghĩa gì?

Hà rầm hà rạc là chuyện kể của người Cơ Tu, giáo dục các bạn nhỏ phải biết yêu thương, đùm bọc anh chị em và là bài học quý giá...

Họa tiết “Ðôi Mắt Tĩnh Lặng” trên tháp Champa Bình Định

Tháp Champa! Kalan Champa! Huyền bí và kiêu hãnh! Trang trọng và im lặng nhân gian đoán tới đoán lui vẫn chưa biết hết về Champa! Bức tường gạch đỏ...

Trên dòng sông Sài Gòn: 1991- 1993

Ảnh do nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện từ năm 1991 – 1993, được đăng tải trên trang web Hpgrumpe.d Từ sân thượng của khách sạn Caravelle...

Langbian – Một châu báu ở Đông Dương

Trong một cuốn sách viết về du lịch xuất bản năm 1920 của hai tác giả Pháp Bouvard và Millet, cao nguyên Langbian được đánh giá là “châu báu” ở...

Gạo Nàng Thơm chợ Đào

Từ thế kỷ 19, dưới thời Minh Mạng, gạo Nàng Thơm chợ Đào đã được xếp vào danh mục những đặc sản phương Nam để tiến vua. “Gạo Cần Đước,...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và những bản nhạc còn dang dở

Nhạc Sĩ Hoàng Phương là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước và sau năm 1975. Hoàng Phương là tác giả của bài hát nổi tiếng Hoa sứ nhà...

Ngôn ngữ và chữ viết

Dân tộc nào trên thế giới cũng có tiếng nói của mình dù trình độ phát triển chênh lệch nhau. Có tiếng nói không có nghĩa là có chữ viết....

Đà Lạt Hoàng Hôn – Nét đẹp của Đà Lạt thuở còn ban sơ

Đà Lạt là xứ sở mộng mơ, thơ mộng, từ lâu đã gợi lên biết bao nhiêu cảm xúc, nỗi niềm với những tao nhân mặc khách từ thập phương...

8 cách gội đầu sai lầm khiến tóc yếu, khô xơ và chẻ ngọn

Ai cũng muốn có một mái tóc đẹp, mềm mại và suôn thẳng. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ vẫn đang vô tình chăm sóc tóc không đúng cách khiến mái tóc khô...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 4 (cuối) – Tính tình, văn hóa và tục lệ

Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng tôi đã nói trước đây. Vì thế mà dân xứ này không ưa và...

Exit mobile version