Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đài thiên văn cổ duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam

Quan Tượng Đài – đài thiên văn của triều Nguyễn – là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của kinh thành Huế xưa.

Vào năm 1827, dưới triều vua Minh Mạng, Quan Tượng Đài đã được xây dựng ở kinh thành Huế để làm nơi quan sát thiên văn, khí tượng, khí hậu, thời tiết của triều đình nhà Nguyễn.

Đài thiên văn này thuộc sự quản lý của Khâm Thiên Giám, là cơ quan có chức năng xem thiên văn, dự báo khí hậu thời tiết, làm lịch, coi đất, chọn ngày tốt… cho các hoạt động của triều đình cũng như dân chúng.

Vị trí của Quan Tượng Đài nằm ở thượng thành (mặt trên thành) góc Tây Nam kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Minh (hiện thuộc địa phận phường Thuận Hoà, thành phố Huế).

Công trình có hai phần chính: phần nền đài và kiến trúc bên trên có tên là đình Bát Phong.

Nền đài gồm hai phần, phần trước là khối kiến trúc hình tứ giác có dạng tương tự như một pháo đài, phần sau là dãy bậc cấp thoai thoải dẫn lên trên mặt nền.

Đình Bát Phong nằm trên nền đài, là một tòa đình có 8 cạnh, hai tầng mái, được chống đỡ bằng 12 cột gỗ.

Từ nơi đây, các nhà chiêm tinh của cơ quan Khâm Thiên Giám sẽ dùng kính thiên văn để quan sát mặt trời, trăng và các tinh tú.

Các hiện tượng thời tiết thông thường như mưa, nắng, gió và bất thường như hạn hán, lũ lụt cũng được ghi nhận từ đây rồi báo cáo về cho vua nhằm có kế hoạch ứng phó trong triều đình và dân chúng.

Quan Tượng Đài là công trình dạng đài thiên văn thứ hai được ghi nhận trong lịch sử phong kiến Việt Nam, và là công trình duy nhất còn lại dấu tích.

Trước đó, vào thời Hậu Lê, ở Kinh đô Thăng Long đã có một đài thiên văn và cơ quan Khâm Thiên Giám, nhưng đã mất hoàn toàn dấu vết. Những gì còn lưu lại chỉ là một tên phố Khâm Thiên.

Cho tới những năm 1960, Quan Tượng Đài ở Huế vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Sau đó, vì bị bỏ hoang và chịu tác động từ chiến tranh, công trình đã xuống cấp, hư hại nặng nề.

Từ tháng 10/2012 – 9/2013, Quan Tượng Đài đã được tu bổ phục hồi, trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ.

Ngày nay, nơi đây là một điểm tham quan thú vị dành cho những người muốn khám phá kiến trúc, lịch sử của kinh thành Huế xưa.

Tết Nguyên Đán Việt Nam, Ý Nghĩa Và Phong Tục

Hầu hết các Quốc gia trên Thế giới đều có tục lệ tổ chức lễ lạt trọng thể, hội hè tưng bừng và tiệc tùng linh đình vào ngày Mồng...

Mẹ nói dối…

Nhà tôi rất nghèo. Nhà nghèo nên cái gì mẹ cũng mang đi bán. Từ mấy ngọn rau ngót, rau mùng tơi đến quả chuối, quả hồng, quả bưởi hay...

Biên chung, biên khánh – hai nhạc cụ độc đáo của cung đình nhà Nguyễn

Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội...

Bộ ảnh về thời trang, cuộc sống người Nam bộ đầu thế kỷ 20

[caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Hát rong trên đường phố.[/caption] [caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Gánh hát giữa phiên chợ quê.[/caption] [caption id="" align="aligncenter" width="1140"] Gian hàng lưu động bán trái cây,...

Thiềm Thừ Thán

Đại diện các tộc động vật bị lôi cuốn bởi vở kịch La Grenouille Qui Veut se Faire Aussi Grosse Que Le Boeuf (Con Ếch muốn To Bằng Con Bò) dựa...

Sài Gòn năm 1968 nhìn từ máy bay

Ngắm vẻ lạ mắt của Sài Gòn năm 1968 qua góc nhìn thẳng đứng chụp từ máy bay do quân đội Mỹ thực hiện. Ảnh: Vietnam Center and Archive. Khu...

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

Hình ảnh độc đáo về các giấy tờ, thủ tục ngày trước

Trái phiếu cải cách điền địa, séc ngân hàng, chứng chỉ học trình, phiếu thâu tiền của chú Hoả... là những hình ảnh đầy hoài niệm một thuở do độc...

Bánh chưng, bánh giày; bánh tày, bánh tét

Trước và sau Tết Tân Mão, chúng tôi đã nhận được thư của một số bạn đọc tập trung hỏi các khía cạnh sau đây: Bánh chưng là một loại...

Việc mãi nô dưới vòm trời Ðông Phố và chủ đất thật của vùng Ðồng Nai

Việc dùng nô lệ thì ở xã hội nào thuở xưa cũng có, chớ không riêng gì ở trong xã hội Việt Nam, nên xin bạn đọc chớ tức giận...

Những góc khuất của phong trào Tây Sơn

Bài viết này không nhằm mục đích hạ bệ, hay đánh đổ vai trò lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn, ngược lại chúng tôi cho rằng phong...

Ngôi mộ bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp ở Sài Gòn

Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, ngôi mộ cổ còn là một di tích lịch sử quan trọng.   Ngôi mộ cổ nằm cách ngã tư Thoại Ngọc Hầu...

Exit mobile version