Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đạo quán lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn

Khánh Vân Nam Viện có diện tích hơn 2.000 m2 với kiến trúc mang đậm màu sắc của Đạo giáo.

Tọa lạc trong con hẻm đường Nguyễn Thị Nhỏ (quận 11), Khánh Vân Nam Viện là có nguồn gốc từ huyện Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1936 và đến nay đã phát triển tới hơn 2.000 tín đồ.

Đây là ngôi đạo quán hiếm hoi và lớn nhất miền Nam, mang yếu tố tổng hợp của “tam giáo đồng nguyên”: Nho giáo – Phật giáo – Đạo giáo.

Kiến trúc của viện vẫn giữ nguyên những đặc trưng bao gồm sân, các dãy nhà tiền điện và chính điện hai tầng. Mặt trước sân viện trang trí nhiều cây xanh hài hoà với cảnh quan di tích.

Gian chính điện của viện ngoài thờ Tam Đế (tức Bồ Tát Quan Thế Âm, Văn Xương Đế Quân và Quan Thánh Đế Quân) còn có ban thờ Lữ Tổ (Lữ Động Tân), vị tiên nổi tiếng trong Đạo giáo có pháp lực cao siêu, hay tế thế cứu khổ, giúp dân trừ nạn.

Người đời thờ Lữ Động Tân làm thần giải mộng, thần văn cụ, thần khoa khảo, thần đào vàng và các loại mỏ kim loại, thần tổ nghề tóc, cũng như thờ ông làm thần võ hay thần tài.

Người dân thắp nhang, cầu an trước chính điện.

Dấn ấn Đạo giáo được thể hiện rõ nét qua các biểu tượng Bát quái trên các bàn thờ.

Gian bên phải chính điện thờ Hoàng Đại Tiên, vị tiên có tài hô mưa, gọi gió.

Vào những ngày nắng, mặt trời chiếu xuống dãy hành lang trong viện khiến không gian tại đây trở lên rực rỡ màu sắc huyền bí.

Gian phòng tại tầng hai của viện được bài trí ngăn nắp, mang đậm nét sinh hoạt văn hoá của người Hoa: với bàn ghế, tủ sách, hoành phi câu đối, khung ảnh gỗ…

Bàn thờ Phật được đặt trang nghiêm trong tủ kính trên tầng hai của viện.

Tủ sách tại viện đang lưu trữ nhiều loại kinh sách của Đạo giáo viết bằng chữ Hán. Những bộ kinh sách với nội dung chính là dạy cách làm người, các lối sống của đạo Lão, hành thiền…

Tuy đã “tam giáo đồng nguyên” (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo hòa làm một), các nghi lễ chính tại viện được thực hiện gần như theo nguyên gốc của Đạo giáo.

Các đạo sĩ và đạo cô trong trang phục truyền thống làm lễ vào ngày Rằm tháng Bảy (Tiết Trung Nguyên). Theo người dân, trong năm có ba ngày lễ chính tại viện gồm: lễ cúng Lữ Tổ (ngày 14/4 Âm lịch), vía Quan công (ngày 24/6 Âm lịch) và vía Ngọc Hoàng (ngày 9/1 Âm lịch).

Dưới gốc cây bồ đề trong sân viện là khu vực hoá vàng cho người dân tới làm lễ. Cũng như trong các dãy nhà tiền điện và chính điện, những mảng tường tại đây được bài trí biểu tượng Bát quái của Đạo giáo.

Ngày nay, ngoài là nơi hành hương của cộng đồng người Hoa tại TP HCM, Khánh Vân Nam Viện còn là điểm đến tham quan của nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Ly Rượu Mừng – Một bài hát bất hủ ngày Tết của Phạm Đình Chương

Ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát thịnh hành trong dịp Tết. Bài hát mời mọi người cùng uống rượu mừng Xuân và nói những lời chúc Tết...

Theo dõi cuộc khảo cứu Văn hóa Óc Eo

Ngày 18 tháng mười hai năm 2012, cô Béatrice Wisniewski bảo vệ ở Nhà Á Đông, 22, Đại lộ Président Wilson, Paris 16, một luận án tiến sĩ về khảo...

Học cách yêu thương cơ thể để sống tích cực hơn

Để được sinh ra trên đời đã là điều không đơn giản, yêu thương chính mình lại càng khó khăn hơn. Sẽ có lúc bạn cảm thấy cơ thể mình...

Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức.

Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá...

Hàng Nghìn Năm Qua, Người Ta Đã Hoàn Toàn Hiểu Sai 2 Chữ “Kỹ Nữ”

Ngày nay nói đến từ kỹ nữ thì già trẻ trai gái đều nghĩ ngay đến những người làm nghề bán thân, sống bằng nghề bán dâm. Về nguồn gốc...

Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond...

8 thói xấu khó bỏ của người Việt Nam

Lâu nay người Việt cứ ru nhau bằng những từ hoa mỹ mà chẳng bao giờ nhìn nhận thẳng vào sự thật xấu xí của mình như thói lừa lọc...

Những nhược điểm của giới trẻ Việt Nam

Họ tiêu tiền rất nhanh, tiêu tiền quá mức cho phép, tiêu tiền quá khả năng thu nhập của mình. Những cái không đáng tiêu họ vẫn tiêu, những bữa...

Vì sao nói Chim sa cá lặn?

Khi nói về đàn bà đẹp, người Việt dùng thành ngữ “chim sa cá lặn”. Phải chăng xuất phát từ một thành ngữ Trung Hoa? (Hoàng Thị Lan, Liên Chiểu,...

Lịch sử mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Việt Nam (1009-1847)

Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đã không ngừng...

Tứ bất tượng – 4 điểm biến chất của các trường đại học Trung Quốc

Nói về giáo dục đại học ở Trung Quốc, từng có một câu bình luận như "hy vọng đi vào, thất vọng đi ra". Điều này cho thấy sự bất...

Về vấn đề láy từ trong tiếng Việt

I . Mở đầu Ví dụ ta lấy từ héo. Muốn làm giảm nghĩa của héo, ta có hai cách : - hoặc dùng cú pháp từ hơi, ta có hơi héo...

Exit mobile version