Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dinh Gia Long – Nét kiến trúc hoa mỹ của Sài Gòn xưa

Trong lịch sử tồn tại, Dinh Gia Long đã rất nhiều lần đổi chủ, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như bảo tàng, dinh thống đốc, dinh khâm sai, tinh tổng trấn, dinh thủ tướng… 

Tọa lạc tại số 65 Lý Tự Trọng, TP HCM, tòa nhà Bảo tàng TP HCM – thường được gọi là Dinh Gia Long – là một trong những dinh thự cổ nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn thời thuộc địa.

Được xây dựng với mục đích làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ, tòa nhà được khởi công vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux.

Tòa nhà có diện tích mặt bằng rộng hơn 1.700 m², gồm hai tầng với một tòa nhà chính và hai dãy nhà ngang, thiết kế theo phong cách cổ điển – phục hưng, kết hợp Âu – Á.

Do được xây làm Bảo tàng Thương mại nên ban đầu ở hai bên cửa chính tòa nhà có hai cột trụ trang trí bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel cho phá bỏ hai tượng này để xây dựng một mái hiên.

Mặt tiền tòa nhà được trang trí bằng rất nhiều tác phẩm điêu khắc tinh xảo. Ngay phần chóp trên mái tam giác ở mặt phía trước được trang trí bằng một tượng đầu người nghiêm trang. Hai bên trang trí bằng các họa tiết đắp nổi như cành dương liễu, tràng hoa lá bao xung quanh, rắn khoanh tròn…

Nhiều họa tiết đắp nổi khác là sự kết hợp giữa các biểu tượng thần thoại Hi Lạp và hình tượng cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới.

Nội thất của dinh thự rất tráng lệ với những chùm đèn pha lê, hốc tranh tường, các trụ cột, gờ trần phong cách cổ điển sang trọng.

Giữa sảnh chính của tòa nhà là một cầu thang gỗ uốn cong về hai bên để dẫn lên tầng hai.

Trong lịch sử tồn tại, dinh thự đã rất nhiều lần đổi chủ, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như bảo tàng, dinh thống đốc, dinh khâm sai, tinh tổng trấn, dinh thủ tướng… Tên gọi Dinh Gia Long có từ năm 1954, do Quốc trưởng Bảo Đại đặt.

Sau cuộc trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại năm 1955, ông Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm Dinh Quốc khách. Ngày 27/2/1962, Dinh Độc Lập bị ném bom, Ngô Đình Diệm dời phủ tổng thống sang Dinh Gia Long và ở đây cho đến ngày bị đảo chính lật đổ vào tháng 11/1963.

Trong thời gian sống ở Dinh Gia Long, ông Ngô Đình Diệm đã cho xây dựng hầm bí mật trong khuôn viên dinh. Theo hồ sơ lưu trữ, hầm được xây dựng từ tháng 5/1962 – 10/1963, với tổng kinh phí 12.514.114 đồng, theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Cho đến ngày xảy ra đảo chính, căn hầm vẫn chưa hoàn thiện.

Sau 1975, tòa nhà tạm thời bị bỏ không. Đến năm 1978, TP HCM ra quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng TP HCM. Đến năm 1999 thì bảo tàng chuyển đổi thành Bảo tàng TP HCM như hiện nay.

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Thành phố du lịch kiêm bãi thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên

Dù không phải thủ đô nhưng thành phố Wonsan vẫn đóng một vai trò quan trọng ở CHDCND Triều Tiên, bởi đây vừa là nơi nghỉ dưỡng sang trọng của...

Đạo thờ Mặt Trời của Bách Việt

Qua nhiều vài biết của tôi, chúng ta đã biết Đại Tộc Việt là Người Mặt Trời thái dương rạng ngời. Như thế hiển nhiên Bách Việt thờ phượng mặt...

Hình ảnh Triều Ðình phong kiến xưa

Các hình ảnh vua, quan của triều đình phong kiến xưa, các loại binh trong triều đình và chế độ sinh hoạt của triều đình phong kiến Triều Ðình (gồm...

Bi kịch một thời của vua lốp Nguyễn Văn Chẩn

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào...

Tân Định và DaKao những ngày xưa cũ

Cho đến bây giờ, dù đã xa Tân Định và Đa Kao nhiều năm, nhưng trong tôi hai cái tên Tân Định và Đa Kao lúc nào cũng là một...

Luận về khí tiết

Ở xã hội ta bây giờ mà nói đến khí tiết, người khá nghe thì lấy làm ngại, người xoàng nghe thì cho là đồ vứt đi. Người khá vẫn...

Quần xà lỏn là gì? Quần đùi, quần xoóc là gì?

Chiếc quần đùi đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm ống quần ngắn, chỉ đủ che phần...

Tánh tài tử trong con người Nam kỳ

Hán văn, chữ 才子 (tài tử) là học trò giỏi, sau hiểu là những bực kỳ tài trong thiên hạ. Đờn ca tài tử Nam Kỳ có những vị tổ rất “lãng...

Thuở ban đầu nhạc Việt, chỉ nhẹ nhàng thế thôi!

Cái thuở ban đầu sơ khai của lời ca, tình yêu vẫn phải dùng từ Hán Việt là “ái tình” và “cái sự yêu đương nhau” còn được gọi là...

Cụm từ “Ba gai” có ý nghĩa gì?

"Ba gai" được hiểu là để chỉ tính cách hung hăng, bướng bỉnh, thích gây gổ. Ở nhiều nơi từ này còn dùng để chỉ người manh múng, lươn lẹo,...

Việc gả chồng cho các công chúa triều Nguyễn

Vấn đề này quả thật không đơn giản. Trong nhân gian lấy nhau thời xưa cũng đã phức tạp rồi. Có đến 6 cái lễ chính: từ Nạp Thái, Vấn...

Exit mobile version