Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đường hầm bí mật bên dưới Vương quốc Phép thuật của Walt Disney

Chú thích ảnh
Vương quốc Phép thuật của Disney khi đang được thi công tại Florida, Mỹ. Ảnh: Twitter

Những hình ảnh và âm thanh tại Vương quốc Phép thuật của Walt Disney ở Florida đã quá quen thuộc với hàng triệu người trên thế giới. Từ những chuyến xe biểu tượng tới dàn diễn viên hoá trang chào đón các bạn nhỏ ở khắp các khu vực chủ đề khác nhau, tất cả tạo ra một ảo giác liền mạch về một thế giới màu nhiệm.

Ông Walter Disney (1901-1966) từng rùng mình khi nghĩ đến cảnh một đứa trẻ phát hiện ra “chuột Mickey” đang nghỉ trưa, điều đó làm lung lay niềm tin của các em nhỏ vào những sáng tạo của ông. Vì thế, Disney đã quyết định xây dựng một hệ thống đường ngầm để che giấu cuộc sống hàng ngày của các nhân viên, diễn viên khỏi ánh mắt khách tham quan.

Kể từ năm 1971, khu phức hợp đường hầm rộng 9 mẫu Anh bên dưới Vương quốc Phép thuật ở Orlando, bang Florida (Mỹ) đã cho phép các diễn viên hoá trang di chuyển từ khu này sang khu khác của công viên mà không bị du khách phát hiện. Mê cung bí mật kết nối các phòng thay đồ, phòng ăn, khu diễn tập và cả máy ATM.

Qua năm tháng, người ta đã từng tìm cách gắn những câu chuyện đen tối với các đường hầm của Disney, như tin đồn về những đứa trẻ bị bắt cóc, đường dây buôn bán trẻ em. Nhưng câu chuyện thực về các đường hầm của Walt Disney còn hấp dẫn hơn thế.

Dự án Vương quốc Phép thuật của Walter Disney trong quá trình thi công.

Đường hầm… không nằm dưới lòng đất

Trước khi cái gọi là “Dự án Florida” của Disney biến thành Vương quốc Phép thuật mà ngày nay ta biết đến, một Công viên giải trí Disneyland đã được xây dựng từ năm 1955 ở Anaheim, bang California. Ở đó, ông Disney nhận thấy chủ đề cao bồi miền Tây không hợp với thế giới tương lai ở khu “Tomorrowland”. Vì thế ông quyết định triển khai một dự án mới với chủ đề nhất quán hơn.

Theo những câu chuyện kể lại, khi đang đi dạo trong công viên Anaheim của mình thì Disney phát hiện một dàn diễn viên trong trang phục cao bồi đi lững thững qua khu Tomorrowland. Điều kỳ cục đó là không thể chấp nhận được, Disney muốn phép thuật của Vương quốc của ông phải diễn ra liền mạch.

Trên thực tế, các đường hầm ở Vương quốc Phép thuật không hề nằm dưới lòng đất. Disney đã chinh phục địa hình đầm lầy của Florida bằng một giải pháp khác: Ông cho xây dựng hệ thống phục vụ nhân viên đó ngay trên mặt đất, rồi chỉ cần phủ lên nó bằng chính Công viên Phép thuật ở giai đoạn thi công tiếp theo.

Walter Disney đã nhờ đến Thiếu tướng Lục quân Mỹ nghỉ hưu William E. Joe Potter để giải quyết vấn đề. Ông William có tới 38 năm làm việc trong Quân đoàn Công binh và từng là thống đốc vùng Kênh đào Panama. Ông từng gặp Disney khi đang giúp xây dựng Hội chợ Thế giới năm 1964 ở New York.

  Tướng William Potter đã biến giấc mơ của Walter Disney thành hiện thực. Ảnh: Wikimedia Commons

Sau khi mua khoảng 25.000 mẫu đất ở Florida vào năm 1965, Disney đã nhờ William Potter giúp đỡ. Cựu tướng quân đội trở thành người chỉ huy thi công dự án từ năm 1967, thậm chí chính ông còn vác súng tới đây để xua đuổi rắn.

Hệ thống đường hầm mà Potter xây dựng cho Disney thực sự rất tài tình. Ban đầu ông xây các đường hầm, sau đó xây dựng phần còn lại của công viên lên nóc. Bằng cách thêm một đường dốc khéo léo, du khách thậm chí không nhận ra rằng họ đã leo thêm 5 mét khi bước vào Vương quốc Phép thuật, so với các đường hầm bên dưới.

Các công nhân đã phải đào 7 triệu mét khối đất các phá ven biển để đắp lên hệ thống đường hầm sau khi hoàn thành. Hệ thống này cuối cùng mở cửa vào ngày 1/10/1971.

Đường hầm khi đang được xây dựng ngay trên mặt đất.

Trái tim của “vương quốc”

Khi Vương quốc Phép thuật hoạt động đầy đủ, các diễn viên đều được hướng dẫn cẩn thận về cách bố trí và tiếp cận các đường hầm. Mạng lưới hầm kết nối toàn bộ các khu vực chủ đề của công viên theo một tuyến đường tròn từ Adventureland và Fantasyland đến Liberty Square và Tomorrowland…

Các nhân viên của Disney, từ thợ điện, diễn viên, người giao hàng tới đội bảo trì đều đi lại kín đáo khắp Vương quốc. Đường hầm thậm chí còn có một hệ thống xử lý rác tự động có hỗ trợ hút chân không (AVAC) được lắp đặt dọc theo trần nhà, loại bỏ nhu cầu về xe chở rác. Những ống khí nén sẽ đẩy thùng rác từ vị trí xa nhất của Vương quốc Phép thuật đến một trạm xử lý trung tâm với tốc độ 90km/h.

Đường hầm cũng bao gồm “Mouseketeria”, nơi nhân viên ăn trưa, các trạm trang điểm và thẩm mỹ viện “Kingdom Kutters”, cũng như hệ thống phòng thay đồ và không gian tập dượt. Phòng điều hành trung tâm nơi kiểm soát toàn bộ hoạt hình và đèn chiếu sáng của công viên cũng ở dưới đó.

Người ta có thể ví các đường hầm do Tướng Potter xây dựng như trái tim “bơm máu” tới mọi hoạt động tại Vương quốc Phép thuật. Hoạt động di chuyển của các diễn viên, đổ rác, vận hành công viên, thay trang phục, ăn trưa, nghỉ ngơi – tất cả đều diễn ra ở đó.

Hoạt động phía sau sân khấu của các diễn viên Disney đều diễn ra dưới đường hầm. Ảnh: Pinterest

Hệ thống đường hầm được khai thác từ năm 1971 và không thay đổi nhiều về mặt chức năng kể từ đó.

Ngày nay, mặc dù đường hầm vẫn hoạt động như một cách bảo toàn những điều “màu nhiệm” tại Vương quốc Phép thuật, công viên Disney đã vén bức màn dành cho những người tò mò. Những khách mua vé tham quan “Chìa khóa đến Vương quốc” có thể tự mình đi bộ khám phá các đường hầm và tận mắt chứng kiến thế giới dưới lòng đất của Disney.

Chuyện về cái niêu đất

Có một nhà văn khi viết về chiếc niêu đất đã thổ lộ: “Nằm trong xó bếp lẫn cùng tro than đã nghìn năm, niêu đất từng chứng kiến cảnh...

Linh thú nghìn tuổi của chùa Phật Tích

Hệ thống tượng linh thú đá thời Lý kết hợp với nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ cùng thời đã tạo nên nét cổ kính, độc đáo hiếm có...

Vì sao ông bà ta thường kiêng kỵ cho con cháu xuất hành vào ngày mùng 5 – 14 – 23?

Sáng sớm vừa xin ba mẹ đi chơi xa đã không được duyệt mà phải khăn gói quay trở lại phòng ngủ vì ngày hôm ấy là mùng 5, vậy...

Nguyễn Tấn Đời – Vua gạch ngói Nam kỳ

Một tài phiệt của Sài Gòn trước 1975 Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và...

Ngoại thành Hà Nội năm 1991 – 1992 – Phần 2

Khám phá làng gốm Bát Tràng, làng rắn Lệ Mật, làng tranh Đông Hồ, đền Cổ Loa, chùa Tây Phương, chùa Thầy, chùa Hương… năm 1991, 1992 qua loạt ảnh...

Cuộc sống ở Phan Thiết năm 1967 qua ảnh

Cùng ngắm những khoảnh khắc đời thường rất sinh động ở Phan Thiết năm 1967 do Bob Kelly – cựu binh Tiểu đoàn Trực thăng tấn công số 227 của...

ViVi, người ‘bảo tàng’ hình ảnh nhà quê Việt

Họa sĩ Võ Hùng Kiệt sinh năm 1945 tại Vĩnh Long, Việt Nam. Hiện cư ngụ tại Spring Valley, CA, USA. Vivi là bút danh ghép từ hai chữ Việt...

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Đom đóm vào nhà

Trời đã lập Thu mà nắng vẫn còn gay gắt. Những đợt gió Tây Nam thổi rạc mặt người. Mùa Hạ ngỡ đã lặn vào trong hoa trái để hiến...

Tại Sao Gọi Họ Là Người Tàu?

Phần thứ nhất Cách đây gần một năm, một người thuộc giới tri thức hàng đầu, ông Arjen Nguyen chuyển cho thân hữu mình một bài viết mang tên là “Ba...

Bức thư tình của Trịnh Công Sơn khiến chúng ta nhận ra công nghệ đã lấy đi quá nhiều thứ trong cuộc sống…

Dao Ánh khi 16 tuổi, đang là nữ sinh cấp 3 trường Đồng Khánh (Huế) đã là nàng thơ của Trịnh Công Sơn. Mối tình kéo dài từ năm 1964...

Exit mobile version