Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kênh Vĩnh Tế – Kênh đào lớn nhất lịch sử phong kiến Việt Nam

Ý nghĩa lịch sử của kênh Vĩnh Tế là không thể phủ nhận. Đến bây giờ, kênh vẫn còn giá trị lớn về trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng.

Kênh Vĩnh Tế đoạn chảy qua thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nằm trên địa phận hai tỉnh An Giang và Kiên Giang ở đồng bằng sông Cửu Long, kênh Vĩnh Tế là con kênh đào lớn nhất trong lịch sử thời phong kiến Việt Nam.

Kênh Vĩnh Tế ở khu vực biên giới, phía xa là những ngọn núi nằm trên lãnh thổ Campuchia. Con kênh này chạy song song với đường biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc thẳng nối giáp với sông Giang Thành, thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ngày nay.

Ý tưởng đào kênh Vĩnh Tế có từ năm 1816, khi thành Châu Đốc được đắp xong, Trấn thủ trấn Vĩnh Thanh Lưu Phước Tường bẩm báo công việc lên vua Gia Long.

Vua xem địa đồ miền đất này liền truyền: “Xứ này nếu mở đường thủy thông với Hà Tiên, thì hai đàng nông thương đều lợi. Trong tương lai, dân đến ở làng đông, đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to vậy”.

Do đây là vùng đất mới mở, nhân dân còn cơ cực, nên phải đến năm 1819 vua Gia Long mới cho lệnh đào kênh. Việc đào kênh kéo dài đến năm 1824 thì hoàn thành.

Ước tính trong 5 năm, các quan phụ trách đã phải huy động đến hơn 90.000 dân binh. Tổng số ngày công là 3.463.500, và khối lượng đất đào là: 2.845.035m³.

Chuyển đổi theo hệ đo lường ngày nay, kênh Vĩnh Tế có chiều dài là 87 km, độ rộng trung bình 30 mét, độ sâu trung bình khoảng 2,55 mét. Tuy nhiên, trừ những đoạn sông rạch sẵn có thì phần phải đào mới chỉ là 37 km.

Cái giá phải trả cho con kênh này là không nhỏ. Do thiên nhiên khắc nghiệt, việc ăn uống, thuốc men thiếu thốn, khiến số người chết vì bệnh tật, kiệt sức, vì thú dữ như cá sấu, rắn… rất cao. Dù luật lệ ràng buộc, nhiều người đã tìm cách bỏ trốn và mất mạng do tai ương trên đường đi.

Dù vậy, ý nghĩa lịch sử của kênh Vĩnh Tế là không thể phủ nhận. Đến bây giờ, kênh vẫn còn giá trị lớn về các mặt trị thủy, giao thông, thương mại, biên phòng.

Việc đào kênh Vĩnh Tế cũng thể hiện sức lao động sáng tạo xây dựng đất nước của người Việt và chính sách coi trọng thủy lợi để phát triển nông nghiệp của triều Nguyễn.

Bún từ Bắc vô Nam

Phở và hủ tíu/hủ tiếu hiện quá phổ biến đối với dân ta. Hai món ấy dù đã Việt hoá tối đa song bắt nguồn từ Trung Hoa. Có ý...

Khoa cử Việt Nam ngày trước

Nói đến chế độ khoa cử ở nước ta thì phải tính đến một chặng đường dài mười thế kỉ đã diễn ra dưới thời phong kiến mà khoa mở...

Những hình ảnh ít người biết về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1938 – 1939

Dinh Xã Tây, bến xe ngựa bên chợ Bến Thành, Cầu Xóm Chỉ… là những hình ảnh đặc sắc về Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1938 – 1939 do...

Nhận xét sơ qua về quyển Từ điển Tiếng Việt 1992

Chuyện Đông chuyện Tây thường dẫn Từ điển tiếng Việt 1992 của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên. Xin cho biết lý do của việc vận dụng...

Văn Hường ca ra bộ, ca ra cá, ca ra cua, ca ra caca!

Trong số các danh ca vọng cổ mà tôi thân quen, vua vọng cổ hài Văn Hường là người dễ thương nhứt, tánh tình xuề xòa như chú khách trú...

Khách sạn Dalat Palace: Minh chứng sống của một thời đã qua

Khách sạn Dalat Palace là một minh chứng sống của một kỷ nguyên đã qua. Được xây dựng theo yêu cầu của Toàn Quyền Pháp, khách sạn khánh thành vào...

Độc đáo nghi lễ rước nước và trò chơi dân gian trong lễ hội Tiên Lục

Tiên Lục xưa kia thuộc tổng Đào Quận, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang nay là xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi cây...

Một vài điều ít người biết về Lê Lợi bị lược đi trong Toàn thư

Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép về vua Lê Lợi, giai đoạn trước lúc khởi nghĩa như sau: “Bấy giờ, họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi quân...

Sông Nước Kênh Rạch Miền Tây

Xuồng ba lá lách len rừng kênh lạch Rễ tràm ken như địa võng thiên la Cô gà nước, chú trích cồ, bìm bịp Cùng bay lên cất tiếng hót...

Bão lụt năm con Rồng 1904 ─ 1952

Xem ra thì miền Nam là miền có phước nhứt trong ba miền của nước ta, về mặt thiên tai.  Có những người miền Nam suốt đời chẳng thấy bão lần...

Xích Lô Hà Nội

Trong tâm khảm của người dân Việt Nam, đâu đó vẫn còn hình dáng chiếc xe xích lô, một thời đưa đi đón về những thực khách nội địa và...

Vì sao người Hoa được gọi là Ba Tàu?

Thông thường, người Hoa ở Việt Nam được gọi là người Việt gốc Hoa để tránh trường hợp gây tranh cãi về thuật ngữ và thái độ kỳ thị. Người...

Exit mobile version