Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Khám phá máy bay chiến đấu SU-34 của Nga

Mẫu máy bay chiến đấu mới nhất cũng đồng thời là mẫu máy bay chủ lực trong thế kỷ 21 của không quân Nga có gì khiến các lực lượng không quân khác phải e ngại?

Sau hơn 20 năm nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm, máy bay tiêm kích-bom chiến thuật thế hệ mới Su-34 đã chính thức được nhận vào trang bị của Không quân Nga vào ngày 20/3/2014. Su-34 sẽ dần thay thế Su-24 trở thành máy bay ném bom chiến thuật chủ lực của Không quân Nga trong thế kỷ XXI.


Máy bay chiến đấu SUKHOI Su-34 của Nga.

Máy bay chiến đấu Su-34 được thiết kế theo sơ đồ khí động tích hợp với cánh liên kết mềm mại với thân; ngoài cánh chính hình mũi tên và đuôi ngang, còn có đuôi ngang toàn động phía mũi, cho phép tăng sức cơ động của máy bay. Đuôi ngang ở mũi xoay đồng bộ cho phép máy bay thay đổi độ cao, còn xoay lệch nhau để điều khiển góc nghiêng. Đuôi đứng của Т-10V là kiểu hai sống, với các công-xon lái hướng.


Khoang lái với không gian rộng rãi hơn cho phép phi công có đủ không gian hoạt động và cả thư giãn nếu cần thiết.

So với Su-27, Su-34 có buồng lái lớn hơn và thân có hình dáng khác do đặc điểm bố trí tổ lái và một phần thiết bị trên khoang. Đặc điểm nổi bật của Su-34 là phần mũi với buồng lái khá to bọc giáp titan, lắp 2 ghế lái cho phi công đặt ngang nhau.


Phi công có thể lên máy bay bằng hốc càng bánh trước của máy bay Su-34.

Khác với Su-24, phi công có thể vào buồng lái máy bay ném bom mới qua hốc càng trước. Độ cao buồng lái ở phần phía sau ghế lái cho phép phi công đứng thẳng người và vận động cơ thể khi cần. Ngoài ra, trong buồng lái có các thiết bị vệ sinh và tủ chứa chứa và hâm nóng đồ ăn. Tất cả những giải pháp này cho phép tăng đáng kể khả năng làm việc của tổ lái trong các chuyến bay dài. Độ dài chuyến bay của T-10V theo khả năng của các phi công ước tính là 10 giờ (nếu không tính yếu tố này thì thời gian bay liên tục của máy bay nhờ có hệ thống tiếp dầu chỉ bị hạn chế bởi dự trữ làm việc của các động cơ).


Những chiếc bình chứa đồ ăn, thức uống sẵn sàng cho phi công được gắn ngay sau ghế lái.


Một chi tiết thay cho nhà vệ sinh dành riêng cho phi công giúp họ có thể “giải quyết nỗi buồn” ngay cả khi đang lái Su-34.

Máy bay Su-34 được thiết kế dùng để đột phá hệ thống phòng không trên không và mặt đất của đối phương và tiêu diệt các mục tiêu ưu tiên trên mặt đất và trên biển bằng bom và tên lửa. Su-34 có khả năng tác chiến cả đối không và đối đất/đối hải do đó nó có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt nước và mặt đất cơ động và tĩnh tại trong mọi điều kiện thời tiết và khí hậu, bất kể đêm ngày.

Radar trên khoang của Su-34 cho phép phát hiện mục tiêu bay ở cự ly đến 120km, đồng thời bám đến 10 mục tiêu và bắn 4 mục tiêu trong số đó. Tầm phát hiện mục tiêu mặt đất tùy thuộc kích thước là từ 30-100km. Điểm nổi bật của Su-34 là khả năng sử dụng tất cả các loại vũ khí chính xác cao hiện có của Không quân Nga.

Nếu xét về mặt hoả lực, máy bay chiến đấu Su-34 được trang bị 1 pháo hàng không tự động GSh-30-1 cỡ 30mm (cơ số đạn 150 viên) tương tự như người đàn anh Su-27/Su-30 và trên máy bay còn có 12 điểm treo gồm 8 điểm dưới cánh và 4 điểm dưới thân để lắp các loại vũ khí có tổng trọng lượng từ 8-12 tấn. Tùy theo nhiệm vụ chiến đấu, máy bay có thể được trang bị các loại bom đạn khác nhau. Su-34 có thể được trang bị các tên lửa không đối không có điều khiển R-27, R-73 và R-77, bom có điều khiển KAB-500, KAB-1500, rocket hoặc các loại bom cỡ 500kg….. Khi làm các nhiệm vụ phục vụ hải quân, Su-34 có thể mang các thùng chứa các phao vô tuyến hoặc các thùng dầu phụ.


Máy bay chiến đấu Su-34 bắn tên lửa.

Hệ thống ngắm-dẫn đường của Su-34 gồm radar đa năng anten mạng pha V004, thiết bị định vị hồng ngoại, máy đo xa laser và camera truyền hình… Tất cả những thông tin cần thiết về các tham số chuyến bay, đường bay và các mục tiêu… được máy tính trên khoang xử lý và hiển thị lên các màn hình màu đa năng trong buồng lái.


Toàn cảnh khoang lái của máy bay chiến đấu Su-34.

Máy bay chiến đấu SU-34 được trang bị 2 động cơ phản lực Lyulka AL-35F có buồng tăng lực nhiệt độ cao cung cấp lực đẩy mỗi động cơ 7.800kgf (kilôgam lực) ở chế độ đẩy tối đa và 12.500kgf ở chế độ tăng lực.

Su-34 có trọng lượng cất cánh bình thường khoảng 39 tấn, tối đa 45,1 tấn. Su-34 có thể đạt tốc độ bay đến 1.900km/h ở trần bay cao và 1.100km/h khi bay thấp và treo vũ khí bên ngoài. Bán kính chiến đấu của Su-34 là 1.130km và khi làm nhiệm vụ tuần tiễu thì với sức chứa nhiên liệu rất lớn tới 15.400 lít, nó có thể bay liền một mạch 4.000km mà không cần tiếp dầu. Với 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, Su-34 có khả năng để bay xa đến 14.000km.


Máy bay Su-34 bay theo đội hình chiến thuật.

Máy bay Su-34 để được trang bị thành những phi đội sắp tới, nó còn cần một hệ thống an toàn tích cực với yếu tố là trí thông minh nhân tạo. Hệ thống này cho phép máy bay thực hiện bất kỳ động tác nhào lộn giúp Su-34 linh hoạt hơn khi tham chiến, nó còn cho phép máy bay bay lướt qua trên các ngọn cây và mặt đất với tốc độ cực đại là 1.400km/h. Su-34 có thể bay kiểu TERCOM (Terrain Contour Matching – bay men theo địa hình thấp), bay vòng lên tránh những chướng ngại vật bất ngờ và bay xuyên qua khu vực phòng không mặt đất của quân địch. Phi công máy bay nhờ những hệ thống đó có thể ném bom chính xác cao, hoạt động bí mật, phá hủy vũ khí, tên lửa và “khiên” phòng thủ của quân địch.

Có thể nói Su-34 vượt trội về sự linh hoạt cũng như tính đa năng, vừa ném bom, vừa làm tiêm kích đánh chặn, có tầm bay xa. So với các tiêm kích đa năng, Su-34 ghi điểm nhờ khả năng tấn công mặt đất, so với các tiêm kích bom thì lại hơn hẳn ở khả năng tác chiến đối không, đối hạm.

Chuyện cảm động về vua Lê Hiến Tông và bát canh của thầy

Chuyện vua Lê Hiến Tông thăm thầy cũ, dù lên ngai vàng vẫn giữ đạo nghĩa, cùng thầy ăn bữa cơm quê giản dị trở thành bài học về phép...

Lương y như từ mẫu

Xin cho biết nghĩa của hai chữ "từ mẫu" và tại sao nói "lương y như từ mẫu"? Về hình thức cú pháp thì từ mẫu là danh ngữ; chỉ...

Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đưa ông Táo khác nhau ra sao?

Không chỉ Việt Nam, trên thế giới có trên dưới mười quốc gia đều đón Tết nguyên đán. Và vì vậy, ngày cúng đưa ông Táo về trời cũng là...

Nguồn gốc hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không?

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không? Tam quân cũng chính là ba quân và có các nghĩa s đây: – a. Chỉ tả quân, trung...

Sự tích một chiếc nghiên xưa

Ở viện bảo tàng, tại đế đô (Huế) có một cái nghiên. Ông coi việc rất lấy làm vinh hạnh khi có một người lạ đến thăm viện... Ông được...

Nhà cổ Bình Thuỷ – dinh thự cổ đẹp nhất miền Tây Nam Bộ

Không chỉ là một kiệt tác kiến trúc, nhà cổ Bình Thủy còn được ví như một “kho đồ cổ” quý giá. Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình...

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do...

Lai lịch Lăng Cha Cả

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

Chợ Đũi ở đâu?

Tìm một ngôi chợ đã biến mất hơn trăm năm là một chuyện khó khi tư liệu lịch sử ghi lại của một vùng đất không đầy đủ. Người cố...

Phạm Ngũ Lão – Tướng quân đan sọt

Những thứ tước được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của thoảng như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc...

Nghiên cứu tiếng Việt trước Pháp thuộc

Tình hình nghiên cứu tiếng Việt, cụ thể là làm từ điển Việt ngữ trước Pháp thuộc, tức là trước nửa sau thế kỷ 19, như thế nào khi chữ...

Exit mobile version