Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lăng Thánh Cung – khu lăng mộ bề thế ít người biết ở Huế

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phả ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông – Tây dưới triều vua Đồng Khánh.Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Nằm ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, cách lăng vua Đồng Khánh không xa, lăng Thánh Cung hay Tư Minh lăng là một lăng mộ có kiến trúc đặc sắc nhưng không được nhiều người biết đến ở đất Cố đô.

Lưu bản nháp tự động

Đây là nơi an nghỉ của Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu, còn được gọi là Đức Thánh Cung, vợ cả của vua Đồng Khánh, đích mẫu của vua Khải Định. Theo sử sách, Đức Thánh Cung có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Nhàn, là con gái của Cơ mật viện đại thần Nguyễn Hữu Độ.

Ấn tượng đầu tiên về lăng Thánh Cung là hai trụ biểu sừng sững phía trước lăng. Đây là dạng công trình xuất hiện ở hầu hết các lăng mộ của hoàng tộc Nguyễn, có vai trò như cột mốc đánh dấu nơi bắt đầu địa phận khu lăng.

Mặt bằng lăng được chia thành ba tầng, tượng trưng cho Thiên, Địa và Nhân. Ứng với mỗi tầng có một sân Bái đình, là nơi tiến hành các nghi lễ. Trước khoảng sân đầu tiên có hai cây sứ cổ thụ to lớn, cành lá sum suê, tạo cảm giác cổ kính, tôn nghiêm cho khu lăng.

Tầng trên cùng của lăng mộ có tòa Bửu thành, gồm bốn bức tường dày bao quanh mộ phần. Chính giữa mặt trước Bửu thành có Bửu thành môn, cánh cổng dẫn vào bên trong khu mộ.

Khác với phần lớn các lăng mộ hoàng gia ở Huế, toại đạo của lăng Thánh Cung được để lộ một phần mái vòm phía dưới Bửu thành môn. Đây chính là đường hầm mà năm xưa được dùng để đưa quan tài vào vị trí chôn cất.

Sau Bửu thành môn là một tấm bình phong được tạo tác cầu kỳ. Mặt trước bình phong được đắp chữ Thánh, xung quanh là mây cuộn cùng họa tiết Vạn tự hồi văn, hai bên có các mô típ hoa lá. Mặt sau bình phong đắp hình “Song phụng vọng nguyệt”.

Sau bình phong là Thạch ốc (tòa nhà bằng đá) – mộ phần của Đức Thánh Cung. Trước Thạch ốc có một bệ đá được dùng để đặt bình hoa cùng bát hương để dùng trong việc thờ cúng.

Thạch ốc được trang trí bằng hình tượng chim phượng ở hai bên và cả trên mái. Theo quan niệm xưa, chim phượng tượng trưng cho bậc mẫu nghi thiên hạ, thường xuất hiện trong họa tiết trang trí ở lăng mộ các nữ nhân hoàng tộc Nguyễn.

Sau Thạch ốc là bức bình phong hậu. Giữa bình phong có đắp chữ Phúc cùng hoa văn mây cuộn xung quanh, bên ngoài rìa có hình ảnh mãng cầu cùng cây sung ngụ ý “cầu cho sự sung túc”.

Ấn tượng sâu sắc nhất về kiến trúc của lăng Thánh Cung là những đề tài trang trí sinh động, đa dạng như một bộ sưu tập các họa tiết cung đình. Mỗi hình tượng lại ẩn chứa một hàm ý sâu xa, thể hiện sự tôn vinh cùng những lời cầu chúc người đã khuất.

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh Cung là một công trình phán ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông – Tây. Khác với các lăng mộ trước đó, khu lăng này sử dụng xi măng thay cho vôi vữa truyền thống trong xây dựng.

Với vẻ đẹp kiến trúc – mỹ thuật hiếm có, lăng Thánh Cung thực sự là một điểm đến giàu ý nghĩa dành cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa và lịch sử của Cố đô Huế.

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 4 (cuối) – Tính tình, văn hóa và tục lệ

Xứ Đàng Trong có rất nhiều thứ thuận lợi cho sinh hoạt con người như chúng tôi đã nói trước đây. Vì thế mà dân xứ này không ưa và...

Vài tấm ảnh về học sinh thời trước

Cùng nhìn lại những tấm ảnh kỷ yếu của giái dục miền Nam ngày trước Lớp một 3 niên khóa 1972-1973 Lớp 1/1 trường Lê Quí Đôn niên khóa 1972-1973...

Nhớ về Nam Phương Hoàng Hậu – Hương thơm miền Nam

Vào ngày 20 tháng 3 năm 1934, người con gái đến từ phương Nam mang theo cả cái hương thơm miền Nam đã quyết định bước qua ngưỡng cửa hoàng...

Trạng Quỳnh – từ nhân vật lịch sử đến truyện kể dân gian

Làng Hoằng Lộc “san sát dấu hầu nền tướng, dòng trâm anh nối gót chen vai. Chan chan cửa Khổng sân Trình, nhà thi lễ liền tường giáp mái” là...

Xin lỗi, tôi không có bằng Tiến sĩ

Tiến sĩ để làm gì? Câu hỏi nghe chừng thừa thãi. Nhưng là câu hỏi thường gặp dành cho những ai đang dợm bước vào con đường “kiếm bằng Tiến...

Họ Hồng Bàng và những vị thuỷ tổ của dân tộc Việt

Hai câu thơ ngắn dưới đây đã ghi sâu vào lòng dân tộc: “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Vấn đề nguồn gốc...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 1 – Từ Vần A-C

Đôi Lời Phi Lộ: Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình...

Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục gì?

Đàn ông lấy vợ gọi là thú, đàn bà lấy chồng gọi là giá. Có nhiều trường hợp đàn bà phái tái giá: Một là duyên không ưa, phận không...

Ngày Phụ Nữ 03/03/1960 Tại Sài Gòn Năm Xưa

Saigon 1960 - Nữ sinh Trưng Vương diễn hành trong ngày Phụ Nữ Xe hoa trường Nữ Trung Học Trưng Vương Nữ sinh Gia Long diễn hành trong ngày Phụ...

Tết Hàn thực trong tôi

Mùng Ba âm – Tết Hàn thực – hạnh phúc giản dị là lẽo đẽo theo bước mẹ đi chợ rồi tíu tít bên các em nhỏ, quây quần bên...

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội...

Cuộc vây hãm thành Vienna

Khi người Ottoman âm mưu xâm chiếm Đế quốc La Mã Thần thánh vào năm 1683, người ta đã lo sợ mọi chuyện sẽ lặp lại hình ảnh của 230...

Exit mobile version