Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi chùa 100 năm tuổi của người Hoa ở trung tâm Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc.

Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin (quận 1), được Hòa thượng Thích Thiện Tòng thành lập vào năm 1916. Nay chùa do Thượng tọa Thích Thiện Hạnh trụ trì.


Chùa có vị trí khiêm tốn trên con phố do người Pháp quy hoạch từ cuối thế kỷ 19.


Ở sân trước đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Cổng tam quan có các chi tiết quen thuộc mang hình ảnh con rồng Việt, bánh xe luân hồi.


Ngôi chùa hệ phái Bắc tông được xây dựng theo lối chùa cổ miền Bắc với một tầng trệt, một tầng lầu. Chùa trùng tu một lần vào năm 1968. Hiện nay, chùa được trang trí nhiều màu sắc nổi bật.


Ở chính điện, các tượng Phật được bài trí trang nghiêm. Tượng Phật A Di Đà được thờ chính giữa, hai bên là tượng Ca Diếp và A Nan. Chùa còn có bàn thờ Di Đà Tam Bồ Tát, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng, Quan Công, Đạt Ma Tổ sư, Hộ Pháp, Tiêu Diện.


Gian nhà ở tầng trên của chùa có nhiều vật dụng thời xưa.


Ở một góc chùa có treo nhiều bức hình ghi lại những sự kiện nổi bật của chùa nói riêng và Phật giáo TP HCM nói chung.


Trước đây mỗi tối, khoảng 18h – 20h, hơn 100 người tập trung tụng kinh Đại Thừa, hàng tháng có Đạo tràng thọ Bát Quan Trai với trên 70 Phật tử.


Các chư Tăng, Phật tử trong chùa thường xuyên đi thăm hỏi, giúp đỡ người nghèo, đóng góp khuyến học ở địa phương và nhiều nơi. Hiện nay, chùa Trường Thạnh còn có đạo tràng Pháp Hoa gồm 50 Phật tử chuyên tụng kinh niệm Phật làm giàu đời sống tinh thần tôn giáo.


Du khách có thể đến viếng, cầu nguyện trong chùa tại địa chỉ 97 Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1.

Sông trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có nhiều chữ để chỉ dòng nước chảy giữa đôi bờ từ nguồn, nhập vào một dòng nước lớn hơn, hoặc chảy đến vào một hồ nước...

Cách đâm hổ

Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ; bất như thừa thế; tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có...

Cung Trầm Tưởng và những bản Tình ca Paris

Khoảng đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, trên văn đàn miền Nam xuất hiện tên tuổi của một nhà thơ trẻ với các bài thơ tình mà bối...

Sài Gòn xưa: Cuộc đấu giữa Cọp và Voi

So với John White, bác sĩ – nhà thiên nhiên học George Finlayson có cảm tưởng tốt đẹp về Sài Gòn và con người ở đó. Finlayson nằm trong phái...

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Nam Kỳ Lục Tỉnh: Đất Nước Và Con Người

Trong lúc luận bàn và tìm hiểu văn hóa và con người trong vùng đất mới, đôi lúc tôi có đế cập đến con người và văn hóa vùng đất...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Phân tích chữ dược 藥

Chữ “dược” 藥 gồm có hai phần: một bộ và một chữ. - Bộ thảo 草 viết tắt thành ⺿, lá cỏ, cây cỏ, - Chữ lạc 犖 là vui...

Lan man chuyện cầu Xóm Chỉ, kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông xưa

Những hình ảnh đẹp và kỷ niệm cho ai từng sống ở cầu Xóm Chỉ cạnh kênh Tàu Hủ – bến Bình Đông tại khu vực Chợ Lớn xưa. Sài...

Tháp Cói – Tòa bảo tháp 7 tầng thời Hậu Lê

Tháp Cói có tuổi đời gần 300 năm, từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam. Nằm trong...

Đào Duy Từ chăn trâu – một tài năng hai thân phận

Tuổi ngoài năm mươi với tài năng và trí tuệ siêu quần, Đào Duy Từ vẫn phải chịu trù dập của mệnh đời nghiệt ngã. Quê ở Thanh Hoá là...

Đời đá vàng – bản nhạc đời người

Dưới đây là một phần của một bài viết có tựa đề "Đời đá vàng - và bước chân người tu sĩ” của tác giả Hoàng Phương Anh, để phù...

Exit mobile version