Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc.

Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin (quận 1), được Hòa thượng Thích Thiện Tòng thành lập vào năm 1916. Nay chùa do Thượng tọa Thích Thiện Hạnh trụ trì.


Chùa có vị trí khiêm tốn trên con phố do người Pháp quy hoạch từ cuối thế kỷ 19.


Ở sân trước đặt tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Cổng tam quan có các chi tiết quen thuộc mang hình ảnh con rồng Việt, bánh xe luân hồi.


Ngôi chùa hệ phái Bắc tông được xây dựng theo lối chùa cổ miền Bắc với một tầng trệt, một tầng lầu. Chùa trùng tu một lần vào năm 1968. Hiện nay, chùa được trang trí nhiều màu sắc nổi bật.


Ở chính điện, các tượng Phật được bài trí trang nghiêm. Tượng Phật A Di Đà được thờ chính giữa, hai bên là tượng Ca Diếp và A Nan. Chùa còn có bàn thờ Di Đà Tam Bồ Tát, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Địa Tạng, Quan Công, Đạt Ma Tổ sư, Hộ Pháp, Tiêu Diện.


Gian nhà ở tầng trên của chùa có nhiều vật dụng thời xưa.


Ở một góc chùa có treo nhiều bức hình ghi lại những sự kiện nổi bật của chùa nói riêng và Phật giáo TP HCM nói chung.


Trước đây mỗi tối, khoảng 18h – 20h, hơn 100 người tập trung tụng kinh Đại Thừa, hàng tháng có Đạo tràng thọ Bát Quan Trai với trên 70 Phật tử.


Các chư Tăng, Phật tử trong chùa thường xuyên đi thăm hỏi, giúp đỡ người nghèo, đóng góp khuyến học ở địa phương và nhiều nơi. Hiện nay, chùa Trường Thạnh còn có đạo tràng Pháp Hoa gồm 50 Phật tử chuyên tụng kinh niệm Phật làm giàu đời sống tinh thần tôn giáo.


Du khách có thể đến viếng, cầu nguyện trong chùa tại địa chỉ 97 Yersin, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1.

Quang Trung – Nguyễn Huệ – Thiên tài quân sự của dân tộc Việt

Nguyễn Huệ sinh năm Quý Dậu (1752), là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là chú Thơm, là em thứ...

Ngói âm dương – “Đạo” trong kiến trúc

Từ xưa đến nay, âm dương thái cực đã trở thành hồn thiêng trong văn hóa, trở thành thứ triết lý Á Đông được vận dụng vào nhân sinh một...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 2

PHẦN II PHỤC DỰNG TRANG PHỤC THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG I. Nhận thức cơ bản: Những khảo cứu tuần tự của chúng tôi đã chứng minh rằng người Việt thời...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 2

4. Saigon dưới quan sát và nhận xét của John White (1819-1823) Thế thì đời sống ở Saigon trong giai đoạn này ra sao?. Trước hết ta hãy xem mô...

Hình ảnh không thể quên về tàu điện Hà Nội xưa

Tàu điện Hà Nội đã hoạt động trong gần một thế kỷ, từ chuyến chạy thử nghiệm vào tháng 9/1900 cho đến khi ngừng hoạt động vào đầu thập kỷ...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 16/25 – Xửa = Thiệt

Thường thì các nhà nho ta đọc Quan Thoại sai đến 40 phần trăm. Chỉ có vài tiếng hiếm hoi như QUÍ họ mới đọc đúng được. Nhưng cái sai...

Lê Lợi – Lê Thái Tổ – Vị anh hùng và cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng...

Cuộc sống ở nông thôn miền Bắc năm 1987

Cùng xem loạt ảnh tuyệt vời về vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam năm 1987 được ghi lại qua ống kính của nữ phóng viên ảnh người Pháp Lily...

Vì sao người Việt thích đi xe ôm, xe ôm có từ bao giờ?

Dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi khi cần đi đâu, muốn nhanh, gọn, và rẻ, ai cũng nghĩ ngay đến "xe ôm". Dù không được công nhận chính...

Chùa Từ Đàm – Ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế

Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu...

Đi tù vì “nhạc vàng”

Năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi đi xuất khẩu lao động từ Cộng hòa Dân chủ Đức về.Trong hành trang của bà, có một túi vải to khá nặng,...

Chuyện ít ai biết về cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

Cụ Lê Thị Dinh là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến, em trai của ba vị vua gồm Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh. Năm lên 8 tuổi, bà...

Exit mobile version