Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhà thờ trăm tuổi của ông ngoại Nam Phương hoàng hậu ở Sài Gòn

Nhà thờ Huyện Sỹ do ông Lê Phát Đạt, một trong những người giàu nhất Sài Gòn cuối thế kỷ 19 xây dựng, bên trong đặt mộ của ông.

Nhà thờ Huyện Sỹ (góc đường Tôn Thất Tùng – Nguyễn Trãi, quận 1) do ông Lê Phát Đạt hiến 1/7 tài sản của mình xây dựng. Nhà thờ được khởi công năm 1902, ba năm sau khánh thành.

Ông Lê Phát Đạt tức Huyện Sỹ (1841 – 1900) là một trong bốn người giàu có nhất của Sài Gòn và cả Nam Kỳ thời điểm ấy. Ông còn là ông ngoại Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại – vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam.

Nhà thờ xây dựng theo lối kiến trúc Gothic. Trên nóc là tháp chuông chính diện cao 57 m, bên trong ngọn tháp có bốn quả chuông được đặt đúc tại Pháp năm 1905.

Vật liệu sử dụng chủ yếu là đá hoa cương Biên Hòa, để ốp mặt tiền và các cột chính điện. Mặt ngoài nhà thờ sơn màu hồng nhạt, trên mỗi nóc đều có hình tượng cây thánh giá.

Bên trong nhà thờ có diện tích hơn 700 m2, gồm bốn gian được xây theo kết cấu vòm chịu lực. Ở vị trí trung tâm là cung thánh, bài trí tượng chúa dang tay.

Tường bên trong có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn, các cột ốp đá hoa cương. Mỗi cửa sổ được trang trí bằng lớp kính màu, hình ảnh thường thấy ở các nhà thờ.

Những kính nhiều màu sắc được mua từ Italy. Mỗi lớp kính thể hiện hình ảnh chúa, các câu chuyện trong Kinh Thánh…

Bên trong các gian, tường đều được bài trí nhiều tượng thánh đủ kích cỡ.

Năm 1920, sau khi vợ ông Huyện Sỹ là bà Huỳnh Thị Tài mất, người ta đưa hai ông bà chôn ở gian trái phía sau cung thánh nhà thờ.

Phần mộ ông Huyện Sỹ làm bằng đá cẩm thạch. Trên mộ là tượng toàn thân ông nằm kê đầu trên hai chiếc gối, mình mặc áo dài gấm, đầu chít khăn đóng, hai tay đan vào nhau trước ngực.

Cạnh phần mộ là bức tượng bán thân ông Huyện Sỹ. Trong nhà mồ còn có tượng bán thân của vợ và các con ông.

Đối diện là phần mộ và tượng của vợ ông Huyện Sỹ cũng được làm bằng đá cẩm thạch.

Nhà nhờ thu hút nhiều người tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên du khách muốn vào trong thánh đường phải đợi đến gần giờ lễ khi nhà thờ mở cửa chính.

Trong khuôn viên nhiều cây xanh, có đàn chim bồ câu hàng trăm con thường đậu ở sân kiếm ăn.

Những cánh thiệp Xuân của ngày xưa

Mùa xuân luôn đem lại sự vui vẻ, hạnh phúc cho tất cả loài người,mùa xuân với sắc trời trong xanh, lung linh những áng mây trời bâng khuâng mơ...

Thần dược trị bá bệnh của một thời

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt...

Nguồn gốc nghệ thuật hát Chèo Việt Nam

Việt Nam có cả một kho tàng sân khấu cổ truyền gồm nhiều kịch chủng như: múa rối, tuồng, chèo; mà mỗi loại lại có những đặc điểm nghệ thuật...

Áo dài xưa-nay và những ngộ nhận

Họa sĩ Cát Tường có phải là cha đẻ ra chiếc áo dài hiện đại ? Năm 2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt bài khẳng...

Quần xà lỏn là gì? Quần đùi, quần xoóc là gì?

Chiếc quần đùi đã không còn xa lạ gì đối với mỗi chúng ta. Tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm ống quần ngắn, chỉ đủ che phần...

Phạm Trọng – Nhạc sĩ “Trường Làng Tôi” và “Mùa Thu không trở lại”

Phạm Trọng sáng tác khá nhiều. Nhưng thính giả vẫn nhớ đến ông nhiều nhất qua hai ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại và Trường Làng Tôi. Những người...

Bán cái giếng, Không bán nước

Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 12

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Đường Lâm – ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam

Xét về quy mô kiến trúc, làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội. Đây là làng cổ đầu tiên ở Việt...

Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và những bài thơ vịnh cảnh sắc vùng Thuận – Quảng trên đồ sứ ký kiểu

Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725) là con trai trưởng của chúa Nguyễn Phúc Thái và vương phi Tống Thị Lĩnh. Ông được đình thần tôn lên kế vị Nguyễn...

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Trương Vĩnh Ký viết về việc người An Nam từ chối nhập quốc tịch Pháp

Bài này đăng phóng ảnh một bức thư 18 trang thủ bút của ông Trương Vĩnh Ký gửi cho đại biểu Blancsubé, về việc ông từ chối vào quốc tịch...

Exit mobile version