Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những cái chết không giống ai của hoàng đế Trung Quốc

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc từng ghi nhận những trường hợp hoàng đế có cái chết thật kỳ quái, khác người với những lý do không ai ngờ tới.

Chết vì vợ ngoại tình

Ảnh: weibo.com.

Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế Thác Bạt Hoành (467-499), là một nhà chính trị, quân sự, cải cách người dân tộc thiểu số. Trong khi Hiếu Văn Đế bận rộn với việc triều chính thì hoàng hậu của ông lại vụng trộm tư tình với thái giám. Mọi người trong cung đều biết chỉ có mình Hiếu Văn Đế không biết. Cho đến một ngày, một vị công chúa do bị hoàng hậu ép phải lấy chồng nên đã nói hết mọi chuyện với Hiếu Văn Đế. Là người nắm quyền lực tối cao lại bị “cắm sừng” rất nhiều năm mà không biết nên vị hoàng đế này bị đả kích rất lớn. Không lâu sau, Hán Văn Đế mắc bệnh nặng rồi qua đời.

Chết đói chết khát vì nghiện rượu

Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều vị hoàng đế nghiện rượu, nhưng người có cái chết kì quái vì rượu thì chỉ có một Bắc Tề Văn Tuyên Đế Cao Dương. Bắc Tề Văn Tuyên Đế là vị hoàng đế khai quốc của triều đại Bắc Tề. Trước khi trở thành hoàng đế, Cao Dương là người rất nghiêm khắc, ít nói cười, nhưng sau khi lên ngôi, lại trở thành một người nghiện rượu. Văn Tuyên Đế mỗi khi say rượu thì trở nên quá hưng phấn hết trèo lên nóc nhà lại đu lên dầm nhà. Do uống rượu quá độ nên Văn Tuyên Đế mắc chứng biếng ăn, không ăn được cũng không uống được nên cuối cùng đã qua đời vì chết đói chết khát.

Chết vì rơi xuống hố phân


Ảnh: sohu.com.

Tấn Cảnh Công Cơ Cứ (599 trước công nguyên – 582 trước công nguyên) là vua nước Tấn (một nước chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu). Năm 582 trước công nguyên, vì thầy phù thủy nói Tấn Cảnh Công chưa được ăn lúa mì mới nên đã lệnh cho người hầu nấu một nồi cháo lớn rồi gọi thầy phù thủy vào cung mà mắng rằng “Ngươi nói ta chưa được ăn lúa mì mới, nhìn đi đây không phải lúa mì mới sao?”, sau đó lệnh cho người chém đầu thầy phù thủy. Tấn Cảnh Công lúc đó rất muốn ăn cháo nhưng vì đau bụng nên vội vã chạy vào nhà vệ sinh. Vì vội vàng nên đã ngã xuống hố phân mà chết.

Chết đuối vì rơi xuống thuyền


Ảnh: 92to.com.

Minh Hy Tông Chu Do Hiệu (1605-1672) là người không hứng thú với việc quốc gia đại sự, chỉ thích điêu khắc gỗ. Một hôm, Minh Hy Tông tự tay làm một chiếc thuyền gỗ rồi bơi thuyền ra giữa hồ ở Ngự hoa viên, không may thuyền bị lật, kết quả Minh Hy Tông bị chết đuối.

Chết vì bị cung nữ lấy gối đè


Ảnh: 92to.com.

Đông Tấn Hiếu Vũ Đế Mã Tư Diệu (361-396) là hoàng đế thứ 9 của triều Đông Tấn. Giống như những hoàng đế khác, Mã Tư Diệu rất thích uống rượu. Vào một ngày năm 396, Mã Tư Diệu cùng Trương Quý Nhân cùng nhau uống rượu ở cung điện mùa hè. Vì uống say nên hai người cãi nhau, do cãi không lại được với Trương Quý nhân, Hiếu Vũ Đế liền nói “Nàng đừng tưởng ta sủng ái nàng mà coi thường ta, hậu cung của ta có rất nhiều phụ nữ, một ngày nào đó ta sẽ phế nàng tìm một người trẻ đẹp hơn!” rồi sau đó lên giường đi ngủ. Có câu “Người nói vô tâm, người nghe có ý”, Trương quý nhân vô cùng tức giận, liền tìm vài cung nữ lấy gối úp lên mặt Mã Tư Diệu khiến ông ta chết ngạt.

Chết vì đỉnh đồng rơi vào người

Tần Vũ Công Doanh Đảng (chưa rõ năm sinh – mất vào năm 688 trước công nguyên) là hoàng đế của nước Tần thời xuân Thu. Tần Vũ Công là người khỏe mạnh, cường tráng, thích làm những việc khác người, hơn nữa lại sống vào thời kỳ nhà Tần rất hưng thịnh nên có thể nói tiền đồ của ông còn tiến xa. Nhưng một lần khi đi đến Lạc Dương, thấy một chiếc đỉnh đồng to, lại nghe nói có dũng sỹ họ Mạnh đã từng nâng được chiếc đỉnh đồng lên, Tần Vũ Công nhất mực đòi tự nâng chiếc đỉnh đồng đó, vừa mới nhấc lên vì run tay chiếc đỉnh đồng nặng hơn trăm cân rơi xuống, đè nát chân của Tần Vũ Công. Do điều kiện y tế thời đó không tốt nên vài ngày sau, Tần Vũ Công qua đời.

Chết vì bị con trai xẻo mũi

Hạ Cảnh Tông Lý Nguyên Hạo ( 1003- 1048) là hoàng đế khai quốc của nhà Tây Hạ. Giống như những vị quân vương trong lịch sử, Lý Nguyên Hạo đắm chìm trong men say của những chiến công mà bỏ rơi việc triều chính, trở nên tàn nhẫn và vô cùng háo sắc. Ông ta nhìn thấy vợ của con trai thái tử Ninh Lệnh Cách xinh đẹp, liền chiếm đoạt và lập thành “hoàng hậu mới”. Sau khi mượn cớ giết chết công thần Dã Lợi Ngộ, liền thông dâm với thê thiếp của ông ta. Thái tử Ninh Lệnh Cách vì bị cha cướp mất vợ trong lòng nảy sinh hận thù đã âm mưu ám sát cha mình. Vào đêm nguyên tiêu năm 1048, Ninh Lệnh Cách vào cung ám sát Lý Nguyên Hạo. Lý Nguyên Hạo bị con trai xẻo mũi vì kinh sợ mà qua đời.

Tục táng treo của người cổ Bách Việt

Cộng đồng Bách Việt cổ đa chi tộc, trong đó có tổ tiên Lạc Việt chúng ta, là chủ nhân của nền nông nghiệp lúa nước cư trú trên phạm...

Sách dạy làm giàu – Sự nguy hiểm của liệu pháp tự kỷ ám thị

Nhưng những sách ấy là dạy người ta như thế. Nó ru ngủ con người trong giấc mộng sang giàu, khao khát đến mức quên cả bản thân mình hao...

Hoàn Cảnh Sáng Tác “Cho Vừa Lòng Em” Của Nhạc Sĩ Mặc Thế Nhân

Thôi rồi ta đã xa nhau kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng Anh đường anh em đường em yêu thương xưa chỉ còn âm thừa Em đành quên cả...

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng thế giới

Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cung cấp các khoản vay. Những ngân hàng đầu tiên được biết tới trong lịch sử nhân loại là...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Những hé mở về số phận hai người con của hoàng đế Quang Trung

Nguyễn Văn Đức bị bắt vào năm 1831, khi đó đã ngoài 40 tuổi, chính là con của Quang Trung Hoàng đế và Hoàng hậu Ngọc Hân? Cho mãi đến...

Trưng Trắc và Trưng Nhị và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Thức tỉnh tinh thần dân tộc

Lịch sử và truyền thuyết kể rằng hai chị em vốn dòng dõi họ HÙNG - Một trong dòng họ làm Vua tổ của dân tộc Việt Nam nay thuộc...

Tìm hiểu lại danh xưng “Lạc” vương và “Hùng” vương

Theo truyền thống người Việt Nam, danh xưng “Hùng vương” bao đời nay đã được lưu truyền qua truyền khẩu và thư tịch, tuy nhiên vào đầu thế kỷ XX,...

Buổi khai trương hoành tráng của Thương xá Tax sang trọng đầu tiên của Sài Gòn

Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp vào năm 1924 có bài tường thuật về buổi khai trương đầy những từ ngữ ca tụng về thương xá sang trọng đầu...

Những trùm tài phiệt “đến từ hư không” làm khuynh đảo nước Nga – Kỳ 2: Bàn tay phù phép giấy lộn thành tiền tỷ

Những chiêu trò trên thị trường tài chính đã giúp các tài phiệt Nga thâu tóm được lượng tài sản với tốc độ nhanh chưa từng có. Cái gọi là...

Vì sao gọi là tiền hoa hồng?

Ta thường gọi các khoản tiền có được từ các hoạt động môi giới, trung gian là “tiền hoa hồng". Vì sao lại gọi như vậy? Có phải vì những...

Đường Catinat và nếp sống Sài Gòn xưa

Trong số hàng trăm con đường của Sài Gòn, đường Đồng Khởi (xưa là đường Catinat) là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất. Nó hiện...

Exit mobile version