Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những nơi có giá nước sạch đắt nhất thế giới

Tại Papua New Guinea, người nghèo phải bỏ ra hơn 50% thu thập để dùng nước sạch.

Người dân ở một ngôi làng thuộc bang Gujarat, Ấn Độ, đứng kín quanh chiếc giếng khổng lồ để lấy nước.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người cần 50 lít/ngày cho các nhu cầu trong gia đình và giữ gìn vệ sinh sức khỏe. Tuy nhiên, khoảng 650 triệu người không có nguồn nước sạch và phải sinh hoạt với lượng nước thấp hơn nhiều tiêu chuẩn nêu trên.

Papua New Guinea, Guinea Xích đạo và Angola có tỷ lệ hộ gia đình dùng nước sạch thấp nhất thế giới.

Lưu bản nháp tự động

OCHA

Thiếu nước sạch giá rẻ là một trong những rào cản lớn nhất ngăn người dân thoát khỏi đói nghèo và bệnh tật, theo báo cáo “Tình trạng Nước sạch Thế giới” của quỹ từ thiện Water Aid.

Báo cáo công bố hôm nay của Liên Hiệp Quốc ước tính 75% công việc trên toàn thế giới liên quan đến nước, có nghĩa tình trạng thiếu nước chắc chắn sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế trong nhiều thập niên tới.

Theo Reuters, tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea, một người nghèo phải chi 54% thu nhập mỗi ngày để mua 50 lít nước từ dịch vụ cung cấp phục vụ cho sinh hoạt.

Tương tự, ở thủ đô Antananarivo của Madagascar, chi phí mua 50 lít nước do xe tải cung cấp là 45% thu nhập hàng ngày, trong khi con số ở thủ đô Accra của Ghana là 25%.

Một người Anh với mức lương tối thiểu dành 0,1% thu nhập hàng ngày để mua 50 lít nước qua đường ống cung cấp. Mức sử dụng nước trung bình của người dân Anh là 150 lít mỗi ngày.

Tại Mozambique, những gia đình phụ thuộc vào thị trường chợ đen phải trả phí dùng nước cao hơn gấp 100 lần so với giá trợ cấp của chính phủ.

Camapuchia, Mali, Lào và Ethiopia đạt những bước tiến lớn nhất trong việc tăng cường sử dụng nước sạch. Tuy có nhiều thành tựu, sự bất bình đẳng vẫn tồn tại ở những quốc gia này khi người nghèo nhất thường phải bỏ ra nhiều phần thu nhập nhất để dùng nước.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ 45% dân số ở vùng nông thôn Việt Nam được dùng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành dự án cung cấp nước sạch nông thôn trị giá 500 tỷ VND từ năm 2010 đến năm 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu dùng nước sạch cho mọi người dân sinh sống ở khu vực này trong thập kỷ tới.

Trang phục cung đình triều Nguyễn

Khi biên soạn bộ điển lệ nổi tiếng của triều Nguyễn, Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ, các sử quan của triều đình đã dành quyển 78 và...

Cảng Đà Nẵng xưa

Do vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi, vấn đề quy hoạch cảng biển Đà Nẵng đã được chính quyền thuộc địa quan tâm ngay từ...

Bi kịch một thời của vua lốp Nguyễn Văn Chẩn

“Chẳng hiểu sao gã tá điền suốt ngày quần quật bóc lốp, ăn không dám ăn no, mặc chỉ dám dùng loại rẻ tiền nhất mà lại bị liệt vào...

“Xế Điếc” là gì ?

Sài Gòn vào cuối thập niên 30 đầu thập niên 40 ,người Nam Kỳ chúng ta còn gọi Xe đạp là xe máy, tuy đã bán ra khá nhiều nhưng...

Gia Đình Vua Hàm Nghi

Vị vua duy nhất của triều Nguyễn chỉ lấy một vợ, không lập thứ phi. Tuy lấy một người vợ Pháp, ông vẫn mặc áo dài, khăn đóng như khi...

Bà chằn nghĩa là gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới con chằn (Thạch Sanh chém chằn tinh). Có lẽ vì “chằn” gần âm với “trăn” nên người ta cho rằng chằn thuộc...

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

Hò bài thai – thú chơi thanh nhã của người Huế xưa

Hò bài thai thường được chơi trong các phiên chợ Tết ngày trước ở Huế. Đây là cuộc chơi dựa theo những lá bài của bộ bài tới. Bộ bài này...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 1

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Những tòa nhà lịch sử ở Sài Gòn

Khuôn viên thành phố Sài Gòn ngày nay, được bao bọc trong các con đường Lê Thánh Tôn (Espagne) – Pasteur (Pellerin) – Lý Tự Trọng (La Grandière, Gia Long)...

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”?

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”? Tại sao không nói “làm một giờ”, “làm hai giờ” mà nói "làm một tiếng”,...

Bạc Liêu: Vọng mãi khúc “Dạ cổ hoài lang”

“Bên nước ngọt, biển cho muối nhiều, bên nước ngọt, phù sa vun bồi; dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu…”, câu hát về xứ Bạc Liêu trong bài...

Exit mobile version