Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những trận không chiến được khốc liệt bậc nhất lịch sử nhân loại

Quân đội Hoàng gia Anh huy động 1.963 phi cơ, trong khi Không quân Phát xít Đức điều động 2.550 máy bay các loại, để tham gia trận oanh tạc trên không nổi tiếng nhất lịch sử.

Đầu tiên là trận không chiến ở Anh, đây là trận chiến ác liệt giữa Đức Quốc xã và Anh từ ngày 10/7 đến 31/10/1940 trong Thế chiến II. Sau khi xâm chiếm Pháp thành công, Hitler và Bộ Tư lệnh tối cao Đức đã mở một cuộc không chiến, tấn công nước Anh, nhằm giành ưu thế trước Anh, buộc nước này rút khỏi chiến trường châu Âu.

Tuy nhiên, thực tế lại khác xa với những điều kỳ vọng của Hitler, không quân phát xít Đức đã phải đối mặt với một đối thủ mạnh nhất về quy mô, khả năng phối hợp cao, trang bị tốt và hiện đại. Phía Anh điều động 1.963 phi cơ, gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, trong khi Đức phái tới 2.550 máy bay các loại.

Dù quân Đức ra sức đánh phá dữ dội các mục tiêu sân bay của không quân Anh, tiêm kích Spitfires và Hurricanes của Anh đã khống chế thành công các máy bay ném bom của đối thủ. Quân Đức sau đó xoay sở bằng cách đánh bom các thành phố của Anh, đặc biệt là London, nhưng không ghi nhận kết quả tốt hơn.

Trận chiến nước Anh đánh dấu thất bại đầu tiên của các lực lượng quân sự của Hitler, khi mà ưu thế không quân được xem như chìa khóa của thắng lợi. Với chiến thắng này, nước Anh đã làm nên một trận phòng không mẫu mực của thế kỷ 20.

Thứ hai là trận Big Week, diễn ra từ ngày 20 đến 25/2/1944, là một phần của chiến dịch ném bom chiến lược châu Âu do Mỹ và quân Đồng minh thực hiện, nhằm chống lại quân Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Mỹ có ý định kéo quân Đức vào một trận đánh quyết định, bằng cách tấn công nhằm vào các nhà máy sản xuất phi cơ của Đức.

Trong giai đoạn này, lực lượng không quân số 8 của Mỹ, điều động máy bay chiến đấu tầm xa P-51 tham gia chiến dịch, cùng sự hỗ trợ của không quân Anh. Không quân Mỹ đã thực hiện nhiều đợt tấn công vào các nhà máy lắp ráp và mục tiêu khác tại nhiều thành phố của Đức.

Trong 6 ngày, không quân Mỹ đã thực hiện 3.000 đợt xuất kích và tiến hành 500 đợt dội bom. Tổng cộng Mỹ đã dội khoảng 10.000 tấn bom xuống lãnh thổ Đức. Tuy vậy, lực lượng không quân Mỹ cũng chịu tổn thất 97 máy bay ném bom B-17, 40 chiếc B-24 bị hư hại và 20 máy bay khác phải tháo dỡ. Trong khi đó, hơn 500 tiêm kích của Đức tan xác.

Thứ ba là trận không chiến Saint-Mihiel, là một trận đánh quan trọng giữa Đức với liên quân Pháp, Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Trận đánh diễn ra từ ngày 12 đến 16/9/1918. Khoảng 1.476 máy bay của liên quân đối chọi với khoảng 500 máy bay của Đức trong 4 ngày.

Trong hai ngày đầu của chiến dịch, quân Đức chiến đấu quyết liệt nhằm giành quyền kiểm soát bầu trời. Tuy nhiên, kết cục, 63 máy bay Đức bị phá hủy trong trận chiến, trong khi liên minh chịu tổn hại 62 chiếc. Phần thắng cuối cùng thuộc về liên quân Pháp, Mỹ.

Thứ tư là trận chiến trên biển Philippines, diễn ra từ ngày 19 đến 20/6/1944. Đây là trận đánh giữa Nhật Bản với Mỹ trong Thế chiến II. 700 máy bay của Nhật đã phải gồng mình, chiến đấu chống 1.000 chiến đấu cơ của Mỹ trong 4 đợt tấn công liên tiếp.

Chỉ trong ngày đầu, 330 máy bay Nhật đã bị bắn hạ, trong khi Mỹ chỉ tổn thất 23 máy bay. Vì cuộc đại bại này của không lực Nhật Bản, mà trận đánh có biệt danh “Cuộc bắn gà ở quần đảo Mariana”.

Kết quả trận đánh là sự đại bại của hải quân Nhật khi họ mất đến 475 máy bay và 3 hàng không mẫu hạm. Thất bại này là do phía Nhật đã không đánh giá đúng sự hữu hiệu của ra đa, tài năng của các phi công đối phương, loại tiêm kích mới của Mỹ Grumman F6 Hellcat.

Cuối cùng là trận “Ngày thứ Năm đen tối”, là cuộc đụng độ ác liệt giữa không quân Mỹ và Liên Xô vào ngày 12/4/1951. Hôm đó, Mỹ phái 72 chiếc B-29 thực hiện nhiệm vụ ném bom chiến lược, xuống những chiếc cầu sắt bắc qua sông Áp Lục và nhiều mục tiêu gần đó. Công tác bảo đảm hành lang an toàn cho những chiếc B-29 được giao cho 32 chiếc F-80.

Để đối phó, không quân Liên Xô ra lệnh cho 60 chiếc máy bay thuộc 3 trung đoàn không quân xuất kích. Cuộc không chiến kéo dài 40 phút. Phía Liên Xô không phải chịu bất cứ tổn thất nào, phía Mỹ mất 16 chiếc B-29 và 10 chiếc F-80, chưa bao giờ người ta thấy nhiều phi công Mỹ nhảy dù thoát thân đến thế. Ngày 12/4/1951 trở thành “thứ 5 đen tối” trong lịch sử không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ôm cây đợi thỏ – Thấy mùi, quen mui làm mãi

Một người nước Tống đang cày ruộng. Giữa ruộng có một cây to. Có con thỏ đồng ở đâu chạy lại, đâm vào gốc cây, đập đầu chết. Người cày...

Văn minh Lạc Việt và văn minh Điền Việt

TÓM TẮTVới tài liệu khảo cổ hiện thời, có vẻ thực tiễn để kết luận rằng Đông Sơn đã là điểm tựa trong thiên niên kỷ thứ nhất TCN của...

Từ Việt gốc Pháp – Phần 2

Xe lửa nhà ga và tiếng xúp lê Xe lửa, còn có tên là hỏa xa hay tàu hỏa. Ở VN miền Bắc, dân ta dùng chữ tàu hỏa, tàu điện gọi những...

Lam Thành qua lịch sử – địa – văn hóa

Ở bên bờ tả ngạn sông Lam, nơi ngã ba, ngay chỗ giáp lưu sông Lam với sông La có một dãy núi khá lớn gọi là Lam Thành Sơn....

Nhạc sỹ Lê Trọng Nguyễn

Lê Trọng Nguyễn (1926-2004) là một nhạc sĩ nổi tiếng, với ca khúc Nắng Chiều. Ông sinh ngày 1/5/1925 tại Điện Bàn tỉnh Quảng nam. Cha mất sớm, mẹ ông...

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu

Sở dĩ phải viết rõ như vậy vì vẫn có nhiều người gốc Sài Gòn chính hiệu nhưng lại nghĩ ‘Lăng Ông Bà Chiểu’ là nơi chôn cất của đôi...

Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc

Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ...

Tiền thưởng đời vua Minh Mệnh (1820-1840)

Đời vua Minh Mệnh cũng đúc các loại thoi bạc, mặt tiền đúc bốn chữ Minh Mệnh niên tạo (Tạo tác trong niên hiệu Minh Mệnh), lưng tiền đúc nổi...

Khuôn mặt chính là phong thuỷ của bạn – Chuyện thú vị

“Tướng do tâm sinh” là câu nói xuất hiện cả trong Phật gia và Đạo gia. Thông thường chữ tướng ở đây là để chỉ hình thức biểu hiện của...

10 sự thật ‘khó tin’ về vũ khí hạt nhân của Mỹ

Vũ khí hạt nhân là thiết bị nổ mà các yếu tố hủy diệt được tạo ra bởi năng lượng phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch. Cho đến nay,...

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn...

Xứ Huế năm 1970 sống động qua ảnh

Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất, vẻ tráng lệ của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế… là loạt ảnh đặc sắc về Huế...

Exit mobile version