Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Số phận của Thanh Long Yển Nguyệt đao và ngựa Xích Thố của Quan Vũ

Nhắc tới những nhân vật lịch sử được khắc họa trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Quan Vũ có thể được xem là một trong số ít những người nổi bật hơn cả.

Đi liền với hình tượng vũ dũng, trung thành cùng nhiều chiến công anh dũng, quả cảm, tên tuổi của Quan Vũ trong tác phẩm trứ danh này còn gắn liền với hai bảo vật nức tiếng đương thời. Đó chính là Thanh Long Yển Nguyệt đao và ngựa Xích Thố.

Hai món “trang bị” nổi danh Tam Quốc ấy đã từng theo ông đi qua không ít chiến trường và thậm chí đã trở thành những người bạn đồng hành không thể thiếu đối với nhân vật này trong mỗi lần chinh chiến.

Thế nhưng cuối cùng, Quan Vũ vì binh  bại mà vong mạng. Những món bảo vật kia cũng không thể cùng ông đi xuống suối vàng.

Vậy sau khi Quan Vân Trường qua đời, Thanh Long Yển Nguyệt đao và ngựa Xích Thố có số phận ra sao?

Số phận của Thanh Long Yển Nguyệt đao

Tranh minh họa: Nguồn Internet.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Thanh Long Yển Nguyệt đao được mô tả là món binh khí có mũi nhọn, cán dài, lưỡi tựa bán nguyệt, trên thân  đao chạm khắc hình rồng. Tương truyền rằng, thanh đao của Quan Vũ nặng tới 82 cân theo đơn vị đo lường thời nhà Hán.

Bàn về danh tiếng, có ý kiến cho rằng, Thanh Long Yển Nguyệt đao của Quan Vân Trường năm xưa có lẽ chỉ đứng sau duy nhất cây Phương Thiên Họa Kích của Lữ Bố mà thôi.

Đây cũng được xem là món binh khí đã làm nên thanh danh “uy chấn Hoa Hạ” của vị tướng họ Quan với nhiều chiến công nổi bật hư trảm Hoa Hùng, chém Nhan Lương, giết Văn Sú…

Danh tiếng của thanh đao ấy trong diễn nghĩa còn được biết tới qua sự kiện “đơn đao phó hội”, khi Quan Vũ một mình đem theo Thanh Long Yển Nguyệt đao tới hội đàm với Lỗ Túc về vấn đề Kinh Châu.

Liên quan tới món binh khí ấy còn có không ít giai thoại khác, trong đó hầu hết đều thể hiện sự vũ dũng, quả cảm hơn người của Quan Vân Trường.

Chỉ tiếc rằng cuối cùng Quan Vũ rơi vào cảnh để mất Kinh Châu, thua chạy Mạch Thành, để rồi phải tức tưởi vong mạng dưới tay Tôn Quyền.

Sau khi ông qua đời, Thanh Long Yển Nguyệt Đao rơi vào tay một tướng Đông Ngô tên là Phan Chương.

Trong trận Di Lăng, con trai của Quan Vũ là Quan Hưng cũng theo Lưu Bị tham chiến và đã gặp được Phan Chương – kẻ đang nắm giữ thanh đao của cha mình.

Sau khi gặp được kẻ thù không đội trời chung ấy, Quan Hưng đã đánh bại Phan Chương và đoạt lại Thanh Long Yển Nguyệt đao.

Trải qua nhiều biến cố, thanh đao làm nên tên tuổi cả đời của Quan Vũ năm nào cuối cùng cũng lại trở về tay hậu nhân của gia tộc Quan thị.

Kết cục cuối cùng của ngựa Xích Thố

Tranh minh họa: Nguồn Internet.

Xích Thố năm xưa từng là vật cưỡi của Đinh Nguyên, sau lại về tay Lữ Bố. Kể từ khi Lữ Bố bại trận ở lầu Bạch Môn, con ngựa quý này liền về dưới trướng Tào Tháo.

Sau này vì muốn thu phục Quan Vũ, Tào Tháo liền đem ngựa quý tặng cho ông. Từ khi có được ngựa Xích Thố, sự nghiệp chinh chiến của Quan Vân Trường có thể xem là như hổ mọc thêm cánh.

Tương truyền rằng, ngựa này một ngày có thể đi ngàn dặm, trèo đèo lội suối tựa như giẫm trên đất bằng, có thể xem như độc nhất vô nhị trong Tam Quốc.

Sau khi Quan Vũ bị chém đầu, ngựa Xích Thố cũng lưu lạc trên đất Đông Ngô không lâu trước khi về tay tiểu tướng Mã Trung.

Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Xích Thố được miêu tả là một con ngựa có linh tính, hiểu tiếng người.

Kể từ khi không còn thấy chủ nhân, nó liên tục bỏ ăn bỏ uống, hơn nữa còn thường xuyên cất lên những tiếng rên rỉ, cuối cùng vì tuyệt thực mà chết.

Hình minh họa: Nguồn Internet.

Trên thực tế, Xích Thố từng qua tay 4 đời chủ nhân. Những người chủ cũ của nó như Lữ Bố hay Tào Tháo đều là các nhân vật có tiếng tăm thời bấy giờ.

Thế nhưng, con ngựa quý ấy chỉ trung thành và tình nguyện quyên sinh vì Quan Vũ. Có lẽ cũng bởi vị tướng ấy sở hữu những phẩm chất mà nhiều chủ nhân trước đó của nó khó có thể so bì.

Theo tình tiết trong diễn nghĩa, ngựa Xích Thố tuyệt thực mà chết. Giai thoại về bảo mã  vang danh Tam Quốc một thời ấy cũng vì vậy mà chấm dứt từ đó.

Sau cùng, Thanh Long Yển Nguyệt đao lại một lần nữa về tay dòng họ Quan, còn ngựa Xích Thố đã tình nguyện quyên sinh về lòng trung thành.

Đó chính là kết cục cuối cùng của hai bảo vật từng theo Quan Vũ tung hoành thiên hạ một thời năm xưa.

*Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc).

Phiếm Luận Về Ma

Trước khi bàn về ma, chúng ta thử định nghĩa xem “ma” là gì. Thông thường, ma là người đã chết hay người chết. Đang sống thì là người. Nhưng vừa chết...

‘Nước cờ Tam Điệp’ trong cuộc chiến chống quân Thanh của Ngô Thì Nhậm

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung chỉ mấy ngày đã diệt 29 vạn quân Thanh nhưng ít người biết thắng lợi này có tiền đề từ “nước cờ Tam Điệp”...

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Rúng động và rung động là một?

Có sự khác biệt về nghĩa giữa "rúng động" và "rung động". Theo Phạm Văn Tình trong Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958). Các từ "rung",...

Phạm Ngũ Lão – Tướng quân đan sọt

Những thứ tước được trong khi đánh giặc đều sung vào kho tàng trong quân, coi tiền của thoảng như không. Phạm Ngũ Lão thực là bậc danh tướng lúc...

Nói thêm về thành ngữ Việt

Theo định nghĩa, thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực...

Những đứa trẻ mưu sinh nơi đô thị

“Cô ơi mua giùm con tờ vé số, chú ơi mua cho em ổ bánh mì”. Giọng mời gọi trong veo của các em xen giữa âm thanh xô bồ,...

Nghề bán báo năm xưa

Khi nhận đủ báo trong ngày, cha tôi dồn tất cả vào hai túi đệm lác to treo hai bên tay cầm xe đạp. Phần còn lại dồn vào hai...

Khám phá mới về Dịch Lý và Ngũ Hành

Có thể nói, suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm phát triển khoa học của nhân loại, không có một lý thuyết nào mang nhiều tính sai lầm, lại...

Lý giải tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” của Sài Gòn xưa

Trước tiên thử xét đến cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters (Nước Pháp ở Đông Dương: các cuộc đụng đầu thuộc địa), xuất bản...

Ba con rận kiện nhau

Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi: "Ba anh kiện nhau về việc gì thế?" Ba...

Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?

Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ: 1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi....

Exit mobile version