Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thánh đường Hồi giáo duy nhất của toàn miền Bắc

Với lịch sử gần 130 năm, thánh đường Al-Noor đã trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử của Hà Nội. Thánh đường từng phải đóng cửa những chiến tranh nhưng may mắn không bị tàn phá bởi đạn bom.

Tọa lạc tại số 12 phố Hàng Lược, giữa trung tâm khu phố cổ Hà Nội, thánh đường Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội cũng như toàn miền Bắc.

Ngược dòng lịch sử, đầu thế kỷ 19, các thương gia từ Ấn Độ và các nước Trung Đông đã đến miền Bắc Việt Nam để mua bán vải vóc và trao đổi tiền tệ. Tại Hà Nội, nhóm người này sống tập trung ở khu Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Để đáp ứng nhu cầu tôn giáo, năm 1885, nhóm cộng đồng Hồi giáo người Ấn từ Bombay (nay là thành phố Mumbai, Ấn Độ) đã quyên tiền để dựng thánh đường Hồi giáo Al-Noor. Al-Noor trong tiểng Ả Rập nghĩa là Soi Sáng.

Thánh đường đã chính thức hoạt động từ năm 1890. Những năm 1950 công trình được xây lại. Đầu thập niên 1980 thánh đường được sửa chữa một lần nữa.

Với lịch sử gần 130 năm, thánh đường Al-Noor cũng đã trải qua nhiều thăng trầm cùng lịch sử của Hà Nội.

Khuôn viên thánh đường Al-Noor rộng khoảng 700 m2, quy mô khá lớn so với các công trình khác trong phố cổ, nhưng lại khiêm nhường nếu so với phần lớn các thánh đường Hồi giáo khác ở Việt Nam.

Mỗi chi tiết kiến trúc của thánh đường mang những dấu ấn đặc trưng của văn hóa Hồi giáo Ấn Độ, thể hiện qua mái vòm, cửa vòm, đặc biệt là tòa tháp nhọn cao vút.

Các công trình của thánh đường được sơn màu trắng – màu của ánh sáng – phù hợp với tên gọi thánh đường Soi Sáng.

Không gian bên trong thánh đường thoáng đãng với những hàng cột trắng chạy dọc hai dãy hành lang dẫn đường cho các tín đồ vào phòng làm lễ.

Phòng lễ chính nằm ở trung tâm thánh đường, có ba mặt được bao quanh bởi những vòm cửa cao rộng, tạo cảm giác căn phòng không bị ngăn cách với không gian tổng thể của thánh đường.

Căn phòng này hướng về phía Tây, hướng của thánh địa Mecca linh thiêng của người Hồi giáo.

Hàng tuần, thánh đường mở cửa đón các tín đồ đến hành lễ một lần vào ngày thứ sáu.

Những tín đồ đến đây hành lễ phần nhiều là người nước ngoài cùng một số ít tín đồ người Việt Nam đang sinh sống làm việc ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

Người theo đạo Hồi không khuyến khích phụ nữ đến thánh đường, nhưng thánh đường Al-Noor vẫn bố trí một phòng hành lễ cho phụ nữ, cách biệt bởi những tấm vải lớn tạo không gian riêng biệt.

Không chỉ là một điểm tâm linh, thánh đường Al-Noor còn là một nơi lý tưởng để khám phá văn hóa Hồi giáo.

Thánh đường có một bộ sưu tập phong phú các loại kinh sách, tranh ảnh được đưa đến từ các nước Hồi giáo.

Ngày nay, thánh đường Al-Noor là một địa điểm tham quan lý thú dành cho khách du lịch, đặc biệt là các tín đồ Hồi giáo đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Vì sao Đức Phật giảng: đời người là bể khổ?

Con người thế gian hầu như ai ai cũng có nỗi khổ. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, và người nghèo cũng có nỗi khổ của riêng mình....

Thành Cổ Loa – Công trình quân sự quy mô của người Việt cổ

Với nguồn tư liệu khảo cổ học và cổ sử, có thể khẳng định, thành Cổ Loa được đắp vào thế kỷ III – II TCN dưới thời An Dương...

“Chìu” có thể hay cho “Chiều”; “Nhao” có thể thay cho “Nhau” khi đọc tiếng Việt

Trong kho tàng từ ngữ Việt Nam, từ nào cũng có nghĩa riêng, đến các dấu hỏi và ngã cũng không thể lầm lẫn được. Vậy tại sao các nhà...

8 cách gội đầu sai lầm khiến tóc yếu, khô xơ và chẻ ngọn

Ai cũng muốn có một mái tóc đẹp, mềm mại và suôn thẳng. Tuy nhiên, nhiều bạn nữ vẫn đang vô tình chăm sóc tóc không đúng cách khiến mái tóc khô...

Nguồn gốc của câu “Công bằng giao dịch”

Trước đây, quả cân trên cái cân của người buôn bán có khắc bốn chữ “Công bằng giao dịch”. Người hiện đại ngày nay cũng lấy “Công bằng giao dịch”...

Bàn về thuyết: Tổ tiên người Việt là người Trung Hoa?

Dư luận từng xôn xao về một bài báo của một người có tên là Đỗ Ngọc Bích viết về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mà cô dùng những...

Tại sao gọi là tóc thề?

Các cô gái cô mái tóc thề trông thêm duyên dáng. Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những...

Phượng Cầu Hoàng trong Bích Câu Kỳ Ngộ

Hồi học Đệ lục (lớp Bảy bây giờ), trong phần Cổ văn, tôi phải đọc Bích Câu Kỳ Ngộ. Đây là truyện thơ lục bát dài cả mấy trăm câu,...

“Kênh” ở Sài Gòn, coi chừng bị đòn!

Nghe thì có vẻ giang hồ và hơi bất ổn ở xứ Sài Gòn này thật nhưng chuyện cũng không có gì là to tát cả. Số là anh bạn...

Trống Đọi Tam – Tiếng vọng ngàn đời

Đã từ lâu, tiếng trống luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt cộng đồng của người dân ở thành thị cũng như nông thôn: tiếng...

Diện mạo hoang sơ của Sài Gòn 1860 qua ảnh

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Anh John Thomson thực hiện trong thập niên 1860 cho thấy một diện mạo còn rất hoang sơ của Sài Gòn… Hình ảnh...

Thời trang của phụ nữ Sài Gòn thế kỷ XX

Vào đầu thế kỷ 20, y phục chính của phụ nữ đất Sài Gòn là tà áo dài nền nã, kín đáo đi kèm với các món trang sức tinh...

Exit mobile version