Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tháp Bình Lâm – tòa tháp Chăm có vị trí đặc biệt ở Bình Định

Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, nằm trong kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định.

Nằm tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bình Lâm là một tòa tháp Chăm cổ tương đối đặc biệt.

Nếu như đa số các tháp Chăm khác nằm trên đồi hoặc những địa điểm tách biệt với cư dân, tháp Bình Lâm lại nằm giữa vùng đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư khá đông đúc.

Theo các khảo sát, tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.

Tháp nằm trong khu thành Bình Lâm, là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn. Khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì Bình Lâm mất vị trí trung tâm chính trị, hành chính của Champa.

Tháp Bình Lâm cao khoảng 20 mét, bình đồ vuông, trên thâp tháp có hai tầng được thu nhỏ dần một cách đều đặn.

Như các tháp Chăm khác, một trong những yếu tố trang trí kiến trúc đặc biệt nhất và cũng đẹp nhất ở tháp Bình Lâm là các cửa giả nhô ra ở khoảng giữa các mặt tường của thân tháp.

Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau nhỏ dần từ trong ra ngoài. Mỗi thân đều có hai phần: hai cột ốp bên dưới và hòm hình mũi giáo bên trên.

Phía dưới chân các cửa giả được trang trí bằng các hình sư tử, hoa lá và các hình áp.

Phần trên các cửa giả được chạm khắc rất tinh xảo.

Mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm được trang trí bằng hệ thống các cột ốp. Khác với các tháp Chăm trong khu vực, cột ốp của tháp Bình Lâm không còn hoa văn phủ kín bề mặt.

Do cách thiết kế này, khi so với các tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không tráng lệ bằng. Nhưng điều này lại làm tăng độ khỏe và chắc góp phần làm nổi bật những hình tượng điêu khắc chính.

Dù rất nhiều họa tiết của tháp đã bị hủy hoại theo thời gian, về tổng thể ngôi tháp vẫn mang một vẻ đẹp trang nhã và uy nghiêm.

Trong những năm gần đây, một số phần bị đổ nát của tháp đã được tôn tạo, phục hồi.

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Chương 3 – Sách học

Sách học phần nhiều là sách của Trung quốc, còn sách do người Nam soạn thường chỉ là loại vỡ lòng, Nam sử, hay chú giải kinh điển của thánh...

Ngắm Sài Gòn xưa và nay đầy thú vị qua “trào lưu ảnh lồng ảnh”

Sài Gòn trong những tấm ảnh xưa và nay luôn gợi nhắc cho chúng ta nhớ lại một thời để hoài niệm, để trân trọng và giữ lại cho mình...

Văn minh Lạc Việt và văn minh Điền Việt

TÓM TẮTVới tài liệu khảo cổ hiện thời, có vẻ thực tiễn để kết luận rằng Đông Sơn đã là điểm tựa trong thiên niên kỷ thứ nhất TCN của...

Phố phường Hà Nội xưa

Từng là kinh đô của rất nhiều vương triều quân chủ, cho tới đầu thế kỷ 20, khi được người Pháp quy hoạch lại, Hà Nội còn được mệnh danh...

Cú pháp tiếng Việt

I. Cú Pháp Cú pháp là phép tắc dùng các tiếng để đặt câu văn cho chỉnh. Cú pháp là linh hồn của ngôn ngữ. Muốn viết văn cho đạt...

Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức là ‘tông’?

Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế tổ, của vua Minh Mạng là Thánh tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến tổ, của vua Tự Đức là Dực Tông....

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long… tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều....

Vì sao Mỹ có chiến hạm mang tên thành phố Huế?

Tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Mỹ. Theo trang navysite...

Con gái Hà Nội ở đâu?

Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây...

Cái Yếm

Cái yếm rất thô sơ, thô sơ nhưng lại rất thơ mộng làm nguồn cảm hứng cho thi văn lãng mạn và trữ tình tạo nên sắc thái văn hóa...

Từ nguyên của HẺM & NGÕ

Nguồn gốc của hai từ “hẻm” và “ngõ” trong tiếng Việt? “Hẻm” và “ngõ” có thể được xem là một cặp đối lập về phương ngữ giữa tiếng Việt miền...

Những Địa Danh Mang Tên “Cái” Ở Miền Nam

Cái có nghĩa là “sông con” (đây là tiếng cổ của dân tộc Phù Nam). Ai đã từng sống ở miền Nam, đều nhận thấy rằng: Những địa danh bắt...

Exit mobile version