Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tháp Cói – Tòa bảo tháp 7 tầng thời Hậu Lê

Tháp Cói có tuổi đời gần 300 năm, từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam.

Nằm trong khuôn viên chùa Cói (phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên), tháp Cói là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thời Hậu Lê còn tồn tại đến nay.

Tương truyền. tháp được xây dựng khoảng giữa thế kỷ 18, có liên quan tới cuộc khởi nghĩa của Quận Hẻo (Nguyễn Danh Phương, 1740 – 1751). Giai thoại kể rằng, chỉ qua một đêm, Nguyễn Danh Phương cho quân xây xong hai cây tháp nhằm gây thanh thế và thu phục nhân tâm chống lại triều đình.

Một trong hai cây tháp đã bị hủy hoại do chiến tranh. Cây tháp còn lại còn tương đối nguyên vẹn.

Năm 1939, tháp Cói từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam.

Theo khảo sát, tháp có 7 tầng, cao 7,70m, bình đồ hình vuông với chân đế mỗi cạnh rộng 1,7m.

Các tầng nhỏ dần từ đế lên đỉnh, cứ mỗi tầng thu rút 20cm cả chiều rộng và chiều cao.

Gạch xây tháp là gạch Bát Tràng, loại gạch bìa vuông, dày 3cm.

Gạch được kết dính từ vữa làm từ vôi vỏ sò trộn mật mía. Bên ngoài lớp gạch được trát vữa bảo vệ.

Hai tầng trên cùng của tháp không còn nguyên vẹn.

Thân tháp Cói hiện tại đang bị nghiêng nhẹ, xuất hiện một số vết nứt và bị cây cỏ dại xâm lấn, đòi hỏi tu bổ cấp thiết.

Bàn thờ dưới chân tháp.

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Sơ lược về chín chúa, mười ba vua triều Nguyễn

Theo lịch sử, triều Nguyễn có 9 đời chúa và 13 đời vua. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên đặt nền móng cho vương triều Nguyễn...

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

Nức tiếng Quán mì Thiệu Ký (Tư Ky) hơn 80 năm giữa lòng Sài Gòn

Chẳng ai còn nhớ rõ món mì có ở Sài Gòn từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này theo bước chân di cư của người Hoa sang nước...

Tứ Bất Tử – Tín ngưỡng độc đáo của người Việt

Trước khi các tôn giáo lớn định hình trên mảnh đất hình chữ S, người Việt đã phát triển tín ngưỡng của riêng mình. Ngoài thờ gia tiên, tổ nghề,...

Triệu Đà và nước Nam Việt trong dòng lịch sử nước Việt

Bài viết này được mặc thảo theo đề nghị của Giáo sư trợ giảng Hàn Hiếu Vinh tức Xiaorong Han (Khoa Lịch sử và Nhân loại học, ĐH Butler –...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 6/25 – Vua Hùng lãnh đạo bao nhiêu bộ lạc

Xin nói rõ lại về danh xưng. Chủng Mã Lai ở Viễn Đông chia thành hai chi. Chi Âu tức người Thái. Chi lạc là chi thứ nhì. Chi lạc...

Thiên La Địa Võng nghĩa là gì?

“Thiên” là trời, “địa” là đất thì ai cũng hiểu. Nhưng còn “la” và “võng” thì sao? Liệu có thể đảo thành “thiên võng địa la” được không? Và “võng”...

Nghề làm hương ở Bắc Kỳ xưa

Thắp hương là một phong tục đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Hương được thắp nhiều vào dịp Tết và những dịp quan trọng khác như lễ động...

Xướng ca vô loài

Sách vở thường nói rằng xã hội Việt Nam ngày xưa có "Sĩ, nông, công, thương". Như vậy là còn thiếu. Người ta đã cố ý không kể một hạng người...

Hoàn cảnh ra đời bài hát “Đêm Thánh Vô Cùng” – bài hát quen thuộc đêm Giáng Sinh được dịch ra 140 ngôn ngữ

200 năm qua, cứ vào mỗi đêm Giáng sinh, giai điệu bài thánh ca kinh điển Silent Night – vốn quen thuộc với người Việt Nam với cái tên Đêm...

Câu Chuyện Lập Nghiệp Của Ông Chủ Rạp Hưng Đạo Xưa

Ba Ngày Tết người dân Sài Gòn hay đi coi hát cải lương ở đây nhưng ít ai biết ông chủ Rạp Hưng Đạo ngày xưa lập nghiệp như thế nào Năm 1940...

Exit mobile version