Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ai là người tạo nên bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tòa nhà chọc trời Mỹ?

Ảnh: Internet

Thang máy điện ra đời đầu tiên tại toà nhà số 253 Broadway, Mỹ. Nó được phát minh bởi Frank Sprague – một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ.

Thang máy điện đã đánh dấu một bước ngoặc lớn trong sự phát triển của thành phố hiện đại. Ngày nay, người dân New York, Mỹ có thể thoải mái đi lại ở toà nhà Bưu điện tại số 253 Broadway mà không cần phải đắn đo suy nghĩ.
Mặc dù nhìn toà nhà không có gì đặc biệt, nó còn bị lu mờ bởi rất nhiều toà nhà khác ở khu Manhattan nhưng tòa nhà Bưu điện cao 14 tầng xứng đáng có tầm vóc đặc biệt trong lịch sử các “tòa nhà chọc trời” ở thành phố New York.
Nó đặc biệt là bởi vì được Frank Sprague một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất – nhưng ít được biết đến nhất trong lịch sử Mỹ, triển khai hệ thống thang máy điện đầu tiên. Lúc ấy, chúng ta đã từng nghĩ không ai di chuyển bằng thang máy điện, nhưng ngày nay nó là phương tiện di chuyển hữu ích cho rất nhiều người.
Frank Sprague – người phát minh ra thang máy điện đặc biệt như thế nào?

Chân dung Sprague (1857-1934) – người sáng chế ra thang máy điện. Ảnh: Internet

Sau khi thiết kế, xây dựng và triển khai thành công tuyến đường sắt điện thương mại quy mô lớn đầu tiên trên thế giới, Sprague đã tìm ra cách sử dụng động cơ điện của mình để di chuyển hành khách trên không trung.
Năm 1892, ông thành lập “Công ty thang máy điện Sprague” và ngay sau đó đã có được hợp đồng lắp đặt thang máy điện của mình trong tòa nhà Bưu điện, tại số 253 Broadway, Hoa Kỳ. Sprague đã phải chứng minh rằng thang máy của mình vượt trội hơn so với thang máy thủy lực chậm chạp, chiếm lĩnh thị trường.
Ông đã chấp nhận thỏa thuận một cách nguy hiểm theo hướng một chiều: Nếu thang máy của ông không hoạt động như đã hứa, hợp đồng của Sprague chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hai năm sau, khi Tòa nhà Điện báo Bưu điện hoàn thành, thang máy của Sprague hoạt động hoàn hảo. Trên thực tế, chúng hoạt động ở tốc độ tương đương với thang máy hiện đại.
Thang máy điện tiện lợi như thế nào trong việc di chuyển?
Tốc độ chính là chìa khóa của sự thành công. Ở các thành phố, chúng ta muốn đi nhanh – hoặc nhanh hơn – khi đó chúng ta đi theo chiều dọc như lướt qua mọi cảnh vật. Người dân ở các thành phố lúc nào cũng vội vàng. Một phút ở New York diễn ra cực kỳ nhanh.

Ảnh minh họa.

Vào những năm 1990, nhà vật lý người Ý Cesare Marchetti đã chỉ ra rằng mô hình đi lại của chúng ta không nhất thiết phải được xác định bởi khoảng cách, mà là theo thời gian. Đó là, chúng ta không nghĩ nhiều về việc chúng ta sẽ đi bao xa, nhưng khoảng thời gian để chúng ta di chuyển là bao lâu.
Thời gian di chuyển của chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều khi di chuyển theo phương thẳng đứng. Thang máy điện của Sprague tại Tòa nhà Bưu điện đã chứng minh rằng vận chuyển dọc có thể nhanh hơn đi bộ trên mặt đất. Đó là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử các tòa nhà chọc trời.
Sự ra đời của thang máy điện đã thật sự giúp ích cho con người rất nhiều. Con người không còn phải khinh vác nhiều đồ đạc mà lại di chuyển bằng thang bộ trong những toà nhà cao tầng.
Năm 1913, trên một khu đất cách hai tòa nhà phía nam Tòa nhà Bưu điện, Tòa nhà Woolworth được hoàn thành với chiều cao khoảng 241m.
Được mệnh danh là “toà nhà chọc trời” đầu tiên của Mỹ tọa lạc tại 233 Broadway ở Manhattan, thành phố New York, nơi đây tự hào với 60 tầng và nổi tiếng nhờ thang máy điện di chuyển nhanh, nó cung cấp dịch vụ cho địa phương và dịch vụ chuyển phát nhanh cho khách quốc tế. Vào thời điểm đó, tòa nhà Woolworth cũng là tòa nhà cao nhất thế giới.

Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ...

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)

Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (bắt đầu: 1833, kết thúc: 1843), là cuộc đấu tranh chống triều Nguyễn, do Nguyễn Văn Nhàn và Lê Văn Bột làm đồng...

Mối lái là gì?

Trong xã hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ...

Nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ

Về tổng quan, lăng vua Lê Thái Tổ có quy mô không lớn và kiến trúc khá giản dị. Dù vậy, công trình vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm của...

Lai rai cùng người Nam Bộ

Địa hình Nam Bộ nhìn chung bằng phẳng, thiên nhiên không nhiều bất trắc, sông ngòi chằng chịt thảy đều có đường ra biển rất gần, phù sa màu mỡ...

Louis Pasteur và niềm tin vào Đấng Sáng Thế

Nhà khoa học nào đóng góp nhiều nhất vào việc cứu sống hàng triệu con người? Ai được ca ngợi là nhà sinh học vĩ đại nhất của mọi thời...

Bệnh sĩ của nhiều người Việt: Mua iPhone, ăn mỳ tôm trừ bữa

Bạn bè đứa nào cũng iPhone, mình lạch cạch mấy con dế lởm thì nhục lắm, dù có phải ăn mỳ tôm trừ bữa cũng phải cố sắm một cái....

Thành ngữ “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại là câu thành ngữ phê phán sự bàng quan, vô cảm trước tai họa, vận hạn của người khác, những người ích...

Bạn thích kêu cha mẹ hay ba mẹ?

Người Nam Kỳ mình ngộ lắm,tỷ như dân Sài Gòn,Long An,Mỹ Tho hồn nhiên kể "Ba tao lóng rày khỏe" thì dân Vĩnh Long,Sa Đéc,Hậu Giang kể "Cha tao khỏe...

Giang hồ Sài Gòn Xưa – Kỳ 10/Hết – Giang hồ Sài gòn xưa khác nay

Tác giả viết bài này từng bị giam tại chuồng cọp trại 7, khu C, Côn Đảo gần hai năm (từ giữa năm 1973 đến 30-4-1975). Trong số tám khu...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên: “Người kể chuyện tình” tài hoa

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, một trong những tên tuổi lừng lẫy trong làng nhạc tình cảm Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm với các tác phẩm...

Hồi ức về cơm gà Siu Siu và kết thúc buồn thảm của ông chủ quán

Dưới đây là phần trích lược hồi ký “Căn nhà An Đông của mẹ tôi” của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, con trai út của nhà văn Nhất Linh – người...

Exit mobile version