Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhẫn cưới trong thế giới cổ đại

Trong thế giới cổ đại, chiếc nhẫn cưới không chỉ thể hiện tính vĩnh hằng của tình yêu mà còn là biểu tượng cho việc mua cô dâu, quyền kiểm soát tài sản của người chồng hay hợp đồng hôn nhân.

Biểu tượng của nhẫn cưới trong thế giới cổ đại

Người Ai Cập cổ đại có thể là những người đầu tiên sử dụng nhẫn trong lễ cưới vào năm 3000 trước Công nguyên. Những chiếc nhẫn làm từ sợi cây gai dầu hoặc cây sậy tết lại theo hình vòng tròn, biểu tượng của sự trường tồn bất diệt. Lỗ tròn ở giữa chiếc nhẫn biểu trưng cho cánh cửa dẫn đến tương lai.


Nhẫn Claddagh có hình bàn tay ôm trái tim và vương miện của người La Mã. (Ảnh: Royalcladdagh).

Những chiếc nhẫn được đeo trên ngón thứ tư tay trái bởi người Ai Cập tin rằng có một tĩnh mạch chạy thẳng từ ngón tay này đến trái tim. Chú rể đeo nhẫn vào tay cô dâu để bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng chăm sóc gia đình của người vợ.

Do nhẫn cỏ không bền, sau này người Ai Cập sử dụng những chiếc nhẫn làm từ xương, da hoặc ngà voi. Với những vật liệu đắt giá hơn, giá trị của chiếc nhẫn đại diện cho mức độ giàu có cũng như tình yêu của người trao nó.


Chiếc nhẫn sắt hình chìa khóa nhỏ mà phụ nữ La Mã cổ đại thường đeo ở nhà. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Những người La Mã cổ đại cũng có truyền thống trao nhẫn cưới, nhưng chiếc nhẫn thường được chú rể trao cho cha cô dâu và là biểu tượng cho việc mua cô dâu. Vào thế kỷ hai trước Công nguyên, các cô dâu được trao chiếc nhẫn bằng vàng quý giá, thể hiện lòng tin của chú rể đối với vợ mình, nhưng họ chỉ đeo nó ở nơi công cộng. Khi làm việc nhà, người phụ nữ đeo chiếc nhẫn hứa hôn hoặc đính hôn làm bằng sắt có tên Anulus Pronubus. Đôi khi, chiếc nhẫn sắt có thêm hình chìa khóa nhỏ, biểu trưng cho sức khỏe, sự vĩnh cửu và quyền kiểm soát đối với tài sản của người chồng.

Những chiếc nhẫn có thể đeo ở bất kỳ ngón tay nào, nhưng người Hy Lạp và La Mã cổ đại đeo nhẫn cưới ở ngón thứ tư của bàn tay trái với niềm tin có một sự gắn kết giữa ngón tay này và trái tim, tương tự như người Ai Cập.

Người La Mã cũng là những người đầu tiên khắc nhẫn cưới. Những chiếc nhẫn Claddagh khắc hình bàn tay ôm vương miện hoặc trái tim có nguồn gốc từ thời La Mã cổ đại và thiết kế của chiếc nhẫn biểu tượng tình bạn, lòng trung thành, lòng tin và tình yêu. Chúng được dùng làm nhẫn đính hôn và nhẫn cưới ở thời Trung Cổ (thế kỷ 5-15) và thời Phục hưng châu Âu (thế kỷ 14-17).


Chiếc nhẫn cưới bằng vàng khắc hình Chúa gắn kết cô dâu và chú rể ở thế kỷ 7. (Ảnh: Public Domain).

Khoảng năm 860, người Cơ Đốc giáo bắt đầu sử dụng nhẫn trong lễ cưới. Trong nhiều trường hợp, chiếc nhẫn đại diện cho sự trao đổi những tài sản giá trị, và là một loại tiền hữu hình. Ý nghĩ này phản ánh thời kỳ khi hôn nhân không hẳn để gắn kết những người yêu nhau mà là hợp đồng hôn nhân giữa các gia đình và là một cách đảm bảo kinh tế cho đôi trẻ.

Tương tự, ở Đông Á, nhẫn cưới được coi như vật niêm phong cho hôn nhân hợp lệ. Những chiếc nhẫn ghép nhiều mảnh được sử dụng phổ biến. Chúng rất khó đeo và sẽ tách rời khi tháo ra, nhờ đó người chồng biết vợ mình đã bỏ nhẫn khỏi tay khi anh ta vắng mặt.

Trong thời kỳ Phục Hưng, nhẫn Gimmel có nguồn gốc từ Pháp là món quà phổ biến dành cho cô dâu. Loại nhẫn này bao gồm hai vòng tròn cài vào nhau, một dành cho cô dâu và một dành cho chú rể. Hai nửa sẽ được nhập làm một trong lễ cưới và sau đó người vợ sẽ đeo nó. Nhẫn cưới ở thời kỳ này có thể đeo trên nhiều ngón tay khác nhau.


Nhẫn đính hôn hình rắn của Nữ hoàng Victoria, Anh. (Ảnh: Vashi).

Vào thời Victoria (1837-1901), ở châu Âu và châu Mỹ, những chiếc nhẫn cưới có vẻ ngoài sang trọng và đẹp mắt hơn khi chế tác bằng vàng và những loại đá quý như ngọc bích, hồng ngọc, thạch anh, ngọc trai. Thiết kế nhẫn cưới hình rắn như chiếc nhẫn đính hôn của nữ hoàng Victoria ở Anh cũng trở nên phổ biến bởi rắn cũng là biểu tượng của sự vĩnh hằng.

Nhẫn cưới không phải vật truyền thống trong đám cưới ở Ấn Độ. Các cô dâu Ấn Độ đeo mặt dây chuyền bằng vàng và những chiếc nhẫn bạc ở ngón chân để thể hiện tình trạng đã kết hôn.


Nhẫn bạc đeo ở ngón chân các cô dâu Ấn Độ. (Ảnh: Wikipedia).

Vào những năm 1940, nhẫn cưới dành cho đàn ông bắt đầu phổ biến ở phương Tây. Những người đàn ông đeo nhẫn trong thời gian chiến tranh để thể hiện sự nhung nhớ và chung thủy với vợ mình ở bên kia đại dương. Truyền thống này vẫn được duy trì sau Thế chiến II.

Hiệp sĩ cầu Ba Cẳng

Trước 75, người ta đồn rằng cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng gần chợ Kim Biên vừa có...

Thế giới phi lý trong tiểu thuyết đô thị miền Nam trước 1975

Trong văn học Việt Nam, có một bộ phận cho đến tận bây giờ dường như vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thoả đáng. Đó là văn...

“Cửu huyền thất tổ” là những ai và có thể được hiểu như thế nào?

Thành ngữ Cửu huyền thất tổ không hề được ghi nhận trong những quyển từ điển quan trọng và quen thuộc như Từ nguyên, Từ hải, Vương Vân Ngũ đại...

Cải Lương Thập Niên 50, Thập Niên 60 – Những bước đi bảy dặm

Sân khấu Cải Lương ở miền Nam VN vào thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “những bước đi bảy dặm”. Vài năm sau đó, từ 1970...

Ba Tàu nghĩa là gì?

Ba tàu là cách gọi thiếu thiện cảm của người Việt đối với người gốc Hoa ở Việt Nam. Từ đầu thời kỳ Bắc thuộc (tức thế kỷ thứ 3 trước...

50 Cặp Lục Bát Hay Nhất Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Truyện Kiều là một tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du, gồm 3.254 câu. Đây là một tuyệt tác kinh điển có một không hai của nền văn học...

Những bến xe buýt đặc biệt của Liên Xô

Xe bus (buýt) đã có từ xa xưa đặc biệt là các nước Châu Âu. Nhà chờ, trạm chờ mỗi nước lại có những thiết kế đặc trưng cho mỗi vùng. Nhiếp...

5 giai đoạn xâm lấn Biển Đông từ 1946 đến nay của Trung Quốc

Lợi dụng các khoảng trống quyền lực nước lớn tại Đông Nam Á / Biển Đông, Trung Quốc từng bước trắng trợn chiếm đoạt biển đảo của các quốc gia...

Ý nghĩa đích thực của bánh Chưng, bánh Dày

Chúng ta thường nghe nói về sự tích bánh chưng bánh dầy dựa theo Lĩnh Nam chích quái. Theo truyền thuyết “sau khi vua Hùng phá được giặc Ân, muốn...

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long… tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều....

Áo bà ba,  nón lá khăn rằn

Trên các con đường đất Việt, nếu ở thành Huế miền Trung các chàng trai chạy thẻo các tà áo dài trắng hay tím thướt tha phấp phới dưới mái...

Mộ các danh thần ở Sài Gòn: Lăng Ông ở Bà Chiểu

Sở dĩ phải viết rõ như vậy vì vẫn có nhiều người gốc Sài Gòn chính hiệu nhưng lại nghĩ ‘Lăng Ông Bà Chiểu’ là nơi chôn cất của đôi...

Exit mobile version