Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những sự thật thú vị, bất ngờ về mặt trời

Bạn đã sống trên hành tinh này rất lâu rồi, nhưng có lẽ bạn chỉ biết Mặt Trời là ngôi sao sáng và to nhất, cung cấp ánh nắng và nhiều dưỡng chất – hóa chất cần thiết cho sự sống trên Trái Đất. Vậy mà có rất nhiều điều về ngôi sao này làm bạn choáng váng không thể tưởng tượng được khi nghe tới.

1. Đáng kinh ngạc, Mặt Trời nặng đến 1.989.100.000.000.000.000.000 tỷ kg, bằng gần chính xác trọng lượng của 330.060 Trái Đất!

2. Nếu bên trong Mặt Trời hoàn toàn rỗng, có thể lấp đầy nó bằng 960.000 Trái Đất dạng hình cầu và 1.300.000 Trái Đất dạng dẹp (bị ép lại).

3. Bề mặt Mặt Trời có diện tích lớn gấp 11.990 lần diện tích bề mặt Trái Đất.

4. Mặt Trời của chúng ta chỉ là một trong 100 tỷ ngôi sao lớn nhất dải ngân hà.

5. Điều này hẳn các bạn cũng đã nghe qua, trước đây có tới 9 hành tinh được tính vào Hệ Mặt Trời, nhưng sao Diêm Vương (Pluto) – còn gọi là hành tinh lùn – lạc quỹ đạo so với 8 hành tinh còn lại nên bị đá ra khỏi Hệ Mặt Trời.

6. Ngoài sao Diêm Vương còn có 4 ngôi sao nữa xoay quanh Mặt Trời nhưng cũng bị lạc quỹ đạo, đó là: Ceres, Haumer, Makemake và Eris.

7. Kích thước, hình dạng, độ sáng, nhiệt độ, độ tuổi và khoảng cách của Mặt Trời so với Trái Đất là hoàn hảo một cách chi li. Nếu chỉ có một trong các chỉ số này sai lệch, dù chỉ là một sai lệch thật nhỏ, sự sống trên Trái Đất có lẽ đã không tồn tại.

8. Mặt Trời được hình thành và có một “vòng đời” tương tự các ngôi sao khác: nó bắt đầu bằng một đám mây bụi khí gọi là tinh vân. Đám mây bụi này rất dày đặc, nhiệt độ của nó vào khoảng -226 độ C. Sau đó do lực hút giữa hạt này và hạt kia, những phần của đám mây bắt đầu va chạm vào nhau và tạo thành những cụm gọi là “sao gốc”.

9. Trong quá trình va chạm, những cụm “sao gốc” này bắt đầu ma sát sinh ra nhiệt, và chúng cháy sáng lên tạo thành màu đỏ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi sức nóng đủ tạo ra phản ứng hạt nhân bên trong lõi của chúng làm mất đi lực hút tự nhiên. Và như thế những cụm “sao gốc” đang dần dần hình thành nên một ngôi sao to lớn gọi là Mặt Trời bây giờ.

10. Với hơn 4.6 tỷ năm tuổi, Mặt Trời được coi là một ngôi sao lùn vàng “trung niên” – nghĩa là Mặt Trời đã “sống” được nửa cuộc đời mình!

11. Khi Mặt Trời đã thiêu đốt hết lượng khí hidro bên trong, nó sẽ chuyển sang đốt khí heli trong khoảng 130 triệu năm nữa. Trong khoảng thời gian đó, Mặt Trời sẽ trở nên to lớn đến nỗi nuốt chửng luôn cả sao Thủy, sao Kim và Trái Đất. Lúc đó Mặt Trời sẽ được coi là “Người khổng lồ đỏ”.

12. Sau giai đoạn “Người khổng lồ đỏ”, lớp vỏ ngoài của Mặt Trời sẽ bị đẩy ra (gần như thoái hóa) và lõi của nó sẽ từ từ co lại. Quá trình này được cho là giai đoạn cuối trong sự tiến hóa của một ngôi sao.

13. Trong giai đoạn này, phần lõi còn lại của Mặt Trời vẫn giữ được khối lượng kếch sù của nó, nhưng chỉ xấp xỉ bằng khối lượng cuả Trái Đất. Lúc này, Mặt Trời sẽ được bao quanh bởi những đám tinh vân, và được gọi là một ngôi sao lùn trắng.

14. Khối lượng khí của Mặt Trời chiếm đến 99.86% tổng khối lượng khí của toàn bộ hệ Mặt Trời.

15. Mặt Trời bao gồm khoảng 75% khí hidro và 25% khí heli. Các kim loại khác chỉ chiếm 0.1% khối lượng khí của Mặt Trời.

16. Mặt Trời được bao quanh bởi một luồng plasma cực mạnh, được gọi là “corona” (nhật hoa/ hào quang) – tiếng Latin nghĩa là “vương miện”. Vầng hào quang “corona” này có thể vươn xa hàng triệu cây số trong không gian, và có thể dễ dàng nhìn thấy được trong hiện tượng nhật thực toàn phần.

17. Có một thiết bị tương tự kính thiên văn được gọi là coronaghaph, với chiếc kính này bạn có thể dễ dàng nhìn thấy được gần Mặt Trời mà không bị lóa hay hỏng mắt. Ngoài ra bạn còn có thể chiêm ngưỡng những hành tinh khác, thậm chí là nhìn gần sao chổi.

8. Với khoảng cách 150 triệu km từ Mặt Trời đến Trái Đất, ánh sáng đi từ Mặt Trời phải mất đến 8 phút 20 giây mới chạm được bề mặt Trái Đất!

19. Những tia sáng (gồm cả tia hồng ngoại và tia cực tím) từ Mặt Trời chỉ mất chưa đầy 10 phút để chạm được đến Trái Đất, nhưng phải mất đến hàng triệu năm để những tia này xuất phát từ lõi Mặt Trời ra đến bề mặt.

20. Khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất vào khoảng 150 triệu km, nhưng trên thực tế, khoảng cách này luôn có sự xê dịch đáng kể. Lý do là vì Trái Đất xoay quanh Mặt Trời tạo thành một hình elip, nên khoảng cách có thể bị thay đổi, gần nhất là 147 và xa nhất là 152 triệu km. Khoảng cách còn được tính bằng đơn vị thiên văn (AU).

21. Nếu khởi hành từ Trái Đất bằng một chiếc máy bay bình thường có vận tốc 664km/h, chúng ta phải mất đến 20 năm đi không ngừng nghỉ mới tới được Mặt Trời.

22. Đường kính xích đạo của Mặt Trời suýt soát bằng đường kính hai cực của nó khoảng 10 km, nghĩa là Mặt Trời gần như là một quả cầu hoàn hảo. Nhưng hiện tại, Mặt trời không phải là quả cầu hoàn hảo nhất trong Hệ mặt trời, bởi quả cầu hoàn hảo nhất chính là sao Kim.

23. Trái Đất của chúng ta mất 24 tiếng để quay quanh trục của nó, còn Mặt Trời phải mất đến 25 ngày để quay quanh trục của nó. Nhưng 25 ngày là ở vùng xích đạo; còn ở 2 cực Mặt Trời phải mất đến 36 ngày mới quay hết được một vòng. Điều này chính là lý do tại sao tốc độ quay của Mặt Trời tỷ lệ nghịch với vĩ độ. Khi kết hợp với độ nghiêng của trục Mặt trời, vĩ độ càng cao thì tốc độ quay càng chậm. Hãy thử tưởng tượng rằng nếu bạn cắm một chiếc bút chì xuyên qua quả táo một góc, nó sẽ nhô ra ở phần đỉnh và phần đáy của quả táo. Bây giờ, nếu xoay quả táo, phần giữa của quả táo sẽ quay nhanh hơn so với phần góc của quả táo.

24. Mặt Trời cách tâm thiên hà khoảng 24 đến 26 nghìn năm ánh sáng và phải mất đến 225 – 250 triệu năm Mặt trời mới có thể hoàn thành một vòng quay.

25. Giả sử Mặt Trời quay xung quanh tâm thiên hà Milky Way mất đến 225 – 250 triệu năm với vận tốc trung bình 220km/giây (khoảng 136.7 dặm/giây).

26. Năng lượng trong lõi Mặt Trời được tạo ra bởi các phản ứng hạt nhân khi hạt hidro bị đốt cháy thành hạt heli. Khi đó, Mặt Trời có thể sản xuất ra khoảng 386 tỷ MW (megawatt).

27. Trên thực tế, khí heli nhẹ hơn khí hidro nên khi hạt hidro tổng hợp lại thành hạt heli trong lõi Mặt Trời, khối lượng của nó sẽ giảm đi một ít.

28. Trong quá trình xảy ra phản ứng hạt nhân ở Mặt trời, nhiệt độ lõi có thể lên đến 150 triệu độ C.

29. Bề mặt của Mặt Trời có nhiệt độ khoảng 5.500 độ C, mặc dù ở đây dường như mát hơn nhiều so với phần lõi.

30. Các phản ứng hạt nhân trong lõi của Mặt Trời gây ra sức nóng kinh khủng và làm lõi nở ra. Nếu không có lực hút khổng lồ bên trong thì Mặt Trời đã phát nổ như một quả bom.

31. Mặt Trời có từ trường rất mạnh, đó là lý do tại sao xảy ra hiện tượng bão từ. Trong khoảng thời gian hiện tượng bão từ xảy ra, chúng ta hoàn toàn có thể nhìn thấy bão từ trên Mặt Trời thông qua hình ảnh: chúng là những nốt màu đen nhỏ hay còn gọi là “Sunspots – vết đen Mặt Trời”. Trong cơn bão từ, các đường sức từ sẽ xoắn và quay mạnh tương tự như lốc xoáy trên Trái Đất vậy.

32. Số lần có bão từ “Sunspots – vết đen Mặt Trời” trên Mặt Trời nhiều nhất lặp đi lặp lại trong vòng 11 năm, có nghĩa là Mặt trời có một chu kỳ thực hiện hành vi đó trong vòng 11 năm 1 lần.

33. Đôi khi Mặt Trời tạo ra một thứ gì đó được gọi là gió mặt trời, đó là những luồng hạt tích điện như proton và electron, được đẩy ra và “thổi” khắp hệ Mặt Trời với tốc độ khoảng 450km/s.

34. Các cơn gió mặt trời này được tạo ra khi các hạt proton và electron tích đủ điện và động lực để có thể thoát khỏi trung tâm Mặt Trời, vượt ra khỏi sức hút khổng lồ của nó.

35. Những cơn gió từ Mặt Trời có thể gây ra hiện tượng nhiễu sóng trên Trái Đất và làm rối loạn quỹ đạo của tàu vũ trụ.

36. Ngoài ra, gió mặt trời cũng tạo ra một số hiện tượng cực quang ở các vùng cực, hiện tượng đuôi sao chổi và Aurora Borealis hay The Northern Lights (“Tia Cực Bắc”, theo tiếng Latin là “bình minh phương bắc”) cũng chính là do những cơn gió này gây ra.

37. Những hành tinh giống Trái Đất có từ trường mạnh thường làm chệch hướng những cơn gió từ Mặt Trời, làm chúng bị đẩy ngược lại và không thể tiếp xúc với bề mặt hành tinh.

38. Trong suốt lịch sử nhân loại, Mặt Trời có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn hóa cổ. Mặt Trời thường được xem là Đấng ban sự sống và nhiều nền văn hóa thời xưa tôn vinh Mặt Trời như một vị thần. Người Ai Cập thờ Thần Mặt Trời là Ra và thần Mặt Trời của người Aztec là Tonatiuh.

39. Từ nhiều thế kỷ trước kia, những nhà chiêm tinh coi Trái Đất là trung tâm vũ trụ và Mặt Trời luôn quay quanh Trái Đất. Họ cho rằng Mặt Trăng là hành tinh gần với Trái Đất nhất, sau đó đến sao Kim, sao Thủy hoặc Mặt Trời.

40. Giả sử Mặt Trời bị mất đi bề mặt chiếu sáng, cả thế giới sẽ chìm trong bóng tối. Mặc dù trên thực tế, bề mặt của Mặt Trời sáng đến nỗi nhìn lâu sẽ làm phỏng võng mạc của bạn nhưng bên trong lõi của nó hoàn toàn đen kịt.

Bánh kà tum trong hốc kẹt Tri Tôn

Người phụ nữ đoạt huy chương vàng 2016 trong lễ hội bánh dân gian hàng năm vào cuối tháng 4, năm nay đã không có dịp quay trở lại nơi...

Đồng dao và trò chơi trẻ em của người Việt

Đồng dao và trò chơi trẻ em dân tộc thiểu số thuộc các khu vực như miền núi phía Bắc, miền Trung – Tây Nguyên, đồng bằng Nam Bộ đã...

2 nàng công chúa Việt tài sắc nhưng cả đời đau khổ

Xinh đẹp, tài năng nhưng đúng là hồng nhan bạc mệnh. Cuộc đời của những công chúa này chẳng những không hạnh phúc mà còn chịu nhiều khổ đau. Công...

Chợ sách cũ

Chốn vắng thực tại Tôi sống trong quận 15 hai thập niên, nơi công viên Georges-Brassens có một chợ lồng mà lúc xưa gọi Chợ Ðồ Tể vì là nơi...

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Loan-Phụng chứ không phải Long-Phụng?

Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự hoà hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được,...

Ngôi mộ bằng đá cẩm thạch tuyệt đẹp ở Sài Gòn

Bên cạnh những nét độc đáo về kiến trúc, ngôi mộ cổ còn là một di tích lịch sử quan trọng.   Ngôi mộ cổ nằm cách ngã tư Thoại Ngọc Hầu...

Cửu tuyền là gì? Vì sao gọi âm phủ là nơi chín suối?

Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ. Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn...

Chính danh định luận:  Hàn Mặc Tử hay  Hàn Mạc Tử?

Hàn Mạc Tử hay Hàn Mặc Tử? Trả lời tường tận câu hỏi này, chẳng phải… giản đơn.Song le, với những ai quan tâm nghiên cứu thân thế và sự...

Những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của “Tàu”

Phải nói là có nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ Tàu này. Từ Tàu để chỉ người hay nước Trung Hoa đã xuất hiện từ rất lâu...

Những tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ trong thế kỷ XIX

Tác giả của những tác phẩm văn học sử dụng chữ quốc ngữ đầu tiên là các ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Minh Ký...

Nuôi gà chọi

Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi. Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?” Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm,...

Exit mobile version