Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao phải chia ra các nhóm máu?

Chúng ta đều biết rằng, có 4 nhóm cơ bản là A, B, O và AB. Nhưng tại sao, con người lại phải phân chia thành từng nhóm máu như vậy?
Việc tìm ra và phân chia các nhóm máu là một phát hiện vĩ đại của y học và góp phần cứu sống hàng triệu người mỗi năm.

Lịch sử đầy bi kịch của truyền máu

Trong thời kỳ Phục Hưng, con người có thể chết vì xuất huyết và truyền máu là một cái gì đó cực kỳ điên rồ.
Đến thập niên 1600, một bác sĩ người Pháp đã tiến hành truyền máu cho một người điên nhưng thay vì sử dụng máu người ông lại sử dụng máu của con bê non. Và tất nhiên, hậu quả bi thảm đã xảy ra, người được truyền máu bắt đầu đổ mồ hôi, nôn mửa, tiểu ra nước màu đen, rồi qua đời rất nhanh sau đợt truyền máu kế tiếp.
Thí nghiệm thất bại này đã khiến cho việc truyền máu trở thành nỗi ám ảnh đáng sợ trong suốt 150 năm. Đến tận năm 1817, James Blundell một bác sĩ người Anh quyết định sử dụng kỹ thuật truyền máu cho các sản phụ bị xuất huyết thay vì ngồi yên nhìn họ ra đi.

Hình ảnh mô tả thí nghiệm của Blundell.
Blundell cho rằng chỉ máu người mới truyền được cho người. Ông đã lấy máu người truyền cho bệnh nhân, nhưng tiếc là sau đó người được truyền máu vẫn tử vong. Nhưng Blundell không bỏ cuộc, trong những năm sau đó, ông tiếp tục tiến hành 10 thí nghiệm tương tự nhưng chỉ có 4 người sống sót.
Blundell đã đúng về việc máu người mới truyền được cho người, nhưng điều đó vẫn chưa đủ để thực hiện kỹ thuật truyền máu cứu sống con người. Thực tế, một người chỉ có thể nhận máu từ một số người nhất định mà thôi.

Thành tựu Y học mang tính đột phá

Karl Landsteiner, một bác sĩ người Áo đã phát hiện ra rằng, khi truyền máu, hồng cầu của hỗn hợp bắt đầu có hiện tượng ngưng kết. Điều kỳ lạ là không chỉ ở máu người bệnh, mà khi trộn máu của người lành với nhau vẫn có trường hợp xảy ra hiện tượng đó.

Karl Landsteiner, người tìm ra các nhóm máu.
Để tìm hiểu hiện tượng kỳ lạ này, Karl Landsteiner bắt đầu thu thập mẫu máu từ mọi người trong phòng thí nghiệm, sau đó tách mỗi mẫu ra 2 phần: hồng cầu và huyết thanh. Để quan sát hiện tượng ngưng kết, ông tiến hành trộn hồng cầu này với huyết thanh kia. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã chia các mẫu ra thành 3 nhóm: A, B và C (C chính là nhóm máu O bây giờ) đồng thời phát hiện ra được một số quy luật nhất định: hồng cầu và huyết tương nhóm A khi trộn với nhau sẽ không bị ngưng kết, nhưng khi trộn hồng cầu nhóm A với huyết thanh nhóm B, các tế bào sẽ bị vón cục lại.
Năm 1930, Karl Landsteiner đã được trao giải Nobel Y học cho công trình tìm ra nhóm máu của mình.

Nguyên nhân phải truyền đúng nhóm máu

Theo khoa học hiện đại thì nguyên nhân gây ra hiện tượng ngưng kết khi truyền sai nhóm máu là do mỗi hồng cầu chứa kháng nguyên đặc biệt của nó.

  • Hồng cầu A có chứa kháng nguyên A.
  • Hồng cầu B có kháng nguyên B.
  • Hồng cầu O không có kháng nguyên.
  • Hồng cầu AB có cả kháng nguyên A và B.

Khi kháng nguyên lọt vào cơ thể khác sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể.

  • Máu A thì chứa kháng thể Anti B.
  • Máu B thì chứa kháng thể Anti A.
  • Máu O có chứa cả kháng thể Anti A và cả Anti B.
  • Máu AB không chứa kháng thể.


Khi kháng nguyên A gặp kháng thể Anti A sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết.
Nếu truyền sai nhóm máu, cơ thể sẽ tạo ra những phản ứng chống lại kháng nguyên (chính là nhóm máu được truyền vào), khiến cho bệnh nhân tử vong. Ví dụ như nếu máu A truyền cho máu B, kháng nguyên A gặp kháng thể Anti A sẽ gây hiện tượng ngưng kết và bệnh nhân sẽ tử vong.

Biết được nhóm máu để làm gì?

Kế thừa thành quả nghiên cứu của bác sĩ Landsteiner, các nhà khoa học đã tiếp tục nghiên cứu và đưa ra sơ đồ truyền máu an toàn giúp cứu sống hàng triệu người trên thế giới.

Sơ đồ truyền máu an toàn.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhóm máu với một số loại bệnh tật nhất định từ đó đưa ra phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Ví dụ như người thuộc nhóm máu O thường ít bị sốt rét hơn những người khác do tế bào miễn dịch dễ nhận ra hồng cầu bị bệnh nếu như đó là hồng cầu O.
Ngoài ra, việc biết được nhóm máu giúp chúng ta giải thích được vì sao mà nhóm máu tồn tại được cả triệu năm. Mầm bệnh sẽ phát triển cực nhanh khi chọn được các nhóm máu phổ biến và dần dần sẽ tiêu diệt luôn vật chủ. Còn các nhóm máu hiếm hơn nhờ có cơ chế bảo vệ nên dần trở nên ưu thế và tồn tại qua thời gian.

Lịch sử Âm nhạc thời Hùng Vương

PHÀM LỆ Những tài liệu chữ Hán Trung Quốc ngoài Phật giáo sử dụng trong sách này, chúng tôi dựa vào bản in của Tứ bộ bị yếu. Những sách nào...

Một đám cưới của người giàu ở Huế năm 1969

Nhà trai đến làm lễ trình giờ trước khi đón dâu, phù dâu chuẩn bị trang phục cho cô dâu, cô dâu về nhà chồng bằng xe hơi… là loạt...

Trương Vĩnh Ký viết về việc người An Nam từ chối nhập quốc tịch Pháp

Bài này đăng phóng ảnh một bức thư 18 trang thủ bút của ông Trương Vĩnh Ký gửi cho đại biểu Blancsubé, về việc ông từ chối vào quốc tịch...

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P7, 8, 9)

CHƯƠNG VII. THIÊN NHIÊN THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC Địa bàn phân bố của các trống đồng Đông Sơn cùng tất cả các tài liệu khác: tài liệu khảo cổ học,...

Những tấm ảnh độc về người nghèo ở Sài Gòn năm 1965

Sài Gòn thường được nhắc đến như một “Hòn Ngọc Viễn Đông” với những đường phố, biệt thự hào nhoáng nhưng song song với sự phát triễn của thủ đô...

Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử huy hoàng và những tư tưởng lớn lao. Điều đó chúng ta đã nói nhiều và sẽ còn nói nhiều hơn nữa,...

Kim Vân Kiều – Cuốn phim truyện đầu tiên sản xuất tại Việt Nam

Khoảng thời gian đầu thế kỷ XX, các bộ phim chiếu rạp ở Việt Nam chủ yếu nhập từ Pháp. Bắt đầu từ thập niên 1920 về sau, các đạo...

Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh – Hoàng đế dẹp loạn 12 sứ quân

Đinh Bộ Lĩnh sinh năm 924, nguyên quán động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Cha là Đinh Công Trứ làm nha tướng...

Nghĩa công nặng hơn tình riêng

Tình với nghĩa cùng là quý, không quyết hẳn được bên nào nặng hơn bên nào. Cho nên ta phải cân nhắc cho cẩn thận: tình nặng hơn nghĩa thì...

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau cách chăm chút vẻ ngoài (Phần 1)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Nguồn gốc câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”

“Tam sao thất bản”, điều này đặc biệt đúng đối với câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”. Ngày nay, “Diệp Công hiếu long” là một câu thành ngữ dùng...

Exit mobile version